Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
TUẦN 26:
(3 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận diện được khả năng điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân với các thành viên trong gia đình trong một số tình huống đơn giản.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Giao lưu, chia sẻ, tạo gắn kết với người thân trong gia đình.
Năng lực riêng:
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thực hiện được những việc làm tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình phù hợp với hoàn cảnh, lứa tuổi, bằng các cách khác nhau.
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập được kế hoạch thực hiện những việc làm tạo gắn kết giữa các thành viên trong gia đình và cùng người thân thực hiện kế hoạch đó.
- Phẩm chất
- Nhân ái: Chủ động nhận diện, điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân với các thành viên trong gia đình.
- Trách nhiệm: Tự giác thực hiện việc làm tạo sự gắn kết giữa những người thân trong gia đình.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
- Giấy A4, A0, bút viết bảng.
- Phiếu thảo luận.
- Bộ thẻ cảm xúc.
- Câu đố, hình ảnh cho mảnh ghép, câu hỏi hái hoa dân chủ.
- Đối với học sinh
- SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
- Bút viết, bút màu, giấy A4,…
- Câu hỏi hái hoa dân chủ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Giao lưu với những phụ nữ tiêu biểu của địa phương
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
a. Mục tiêu: HS tham gia với những phụ nữ tiêu biểu của địa phương. b. Cách tiến hành - GV cử một số bạn xếp ghế theo hàng lối và ngồi đúng chỗ của lớp mình. - GV yêu cầu HS tham gia hoạt động giao lưu đúng giờ, trang phục gọn gàng, sạch sẽ. - GV yêu cầu HS giữ trật tự, lắng nghe sự chia sẻ của người tham gia giao lưu. - GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động giao lưu, đặt câu hỏi cho người tham gia giao lưu, lắng nghe và ghi lại thông tin theo gợi ý: + Tên, công việc của người phụ nữ tiêu biểu. + Những điều người phụ nữ tiêu biểu đóng góp cho địa phương là gì? + Điều em học được từ người phụ nữ tiêu biểu của địa phương? + Ấn tượng của em về những hoạt động trong buổi giao lưu? - GV tổ chức cho HS chia sẻ những điều em biết về người phụ nữ tiêu biểu của địa phương và ghi lại những điều em học được sau buổi giao lưu. |
- HS tham gia với sự phân công của GV. - HS tham gia hoạt động giao lưu.
- HS giữ trật tự và lắng nghe.
- HS đặt câu hỏi cho người tham gia giao lưu và ghi lại thông tin.
- HS chia sẻ. |
Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:
Chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ trong ứng xử với các thành viên trong gia đình –
Tìm hiểu khả năng điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân với các thành viên trong gia đình
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú trước khi vào bài học mới. b. Cách tiến hành - GV cho HS xem video: youtube.com/shorts/3IWeEQvAzv8?feature=share - GV đặt câu hỏi và yêu cầu HS trả lời: Tại sao trong video, người ta lại nói “Trẻ em là chiếc gương phản chiếu của người lớn”?
- GV tổng kết và dẫn dắt: Các cảm xúc suy nghĩ của bố mẹ đều sẽ ảnh hưởng đến con cái của họ. Vậy điều chỉnh cảm xúc như thế nào cho đúng, ứng xử của các thành viên trong gia đình như thế nào là đúng, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay: Chủ đề 7 – Tuần 26 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ trong ứng xử với các thành viên trong gia đình – Tìm hiểu khả năng điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân với các thành viên trong gia đình.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 5: Chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ trong ứng xử với các thành viên trong gia đình a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ trong ứng xử với các thành viên trong gia đình. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc Nhiệm vụ 1 – HĐ5 – SGK tr.71 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Cảm xúc” - GV chia lớp thành các nhóm (4 – 6 HS), phát cho mỗi nhóm một bộ thẻ cảm xúc và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy kể lại một tình huống em đã thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của bản thân trong ứng xử với các thành viên trong gia đình. - GV hướng dẫn HS: Em hãy sử dụng bộ thẻ cảm xúc chia sẻ về việc điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân trong việc ứng xử với người thân trong gia đình như sau:
|
- HS tham gia trò chơi.
- HS trả lời: Vì trong video khi bố tức giận vì bạn nhỏ vẽ lên tường. Bạn nhỏ cũng học theo và tức giận lại với em gái mình. - HS lắng nghe.
- HS đọc hiểu nhiệm vụ.
- HS tham gia trò chơi. - HS hình thành nhóm và thực hiện nhiệm vụ.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn.
|