Soạn giáo án HĐTN 4 (bản 1) chân trời sáng tạo Chủ đề 4: Em yêu truyền thống quê hương - Tuần 15

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 (bản 1) Chủ đề 4: Em yêu truyền thống quê hương - Tuần 15 sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 15:

(3 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Tham gia tích cực hoạt động đền ơn đáp nghĩa và hoạt động giáo dục truyền thống địa phương.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Hợp tác với bạn, với cộng đồng để thực hiện kế hoạch kết nối những người xung quanh.

Năng lực riêng:

  • Năng lực thích ứng với cuộc sống: Xác định được các việc làm có văn hóa, phù hợp với truyền thống quê hương để ứng xử phù hợp ở nơi công cộng và khi tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống.
  • Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập kế hoạch và thực hiện tích cực các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái: Yêu thương những người sống xung quanh.
  • Yêu nước: Tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam và của địa phương mình.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
  • Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
  • Giấy nhớ, bảng nhóm/giấy A0, Phiếu đánh giá,…
  1. Đối với học sinh
  • SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
  • Giấy màu/giấy trắng, bút viết, bút màu, thước kẻ, kéo, hồ dán/keo dán,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ:

Tham gia giao lưu tìm hiểu về truyền thống địa phương

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu: HS tham gia giao lưu tìm hiểu về truyền thống địa phương.

b. Cách tiến hành

- GV cử một số bạn xếp ghế theo hàng lối và ngồi đúng chỗ của lớp mình.

- GV chủ nhiệm ổn định tổ chức lớp và quản lí HS khi GV Tổng phụ trách Đội hoặc Liên đội trưởng tổ chức nghi lễ chào cờ.

- GV tổ chức giao lưu có thể chọn lựa các hình thức:

+ Trò chuyện với nhà văn hóa, cựu chiến binh, người cao tuổi tại địa phương về truyền thống quê hương.

+ Tổ chức thi hái hoa dân chủ, thi rung chuông vàng hoặc các đội thi trên sân khấu trường, hoặc trò chơi toàn trường thông qua các câu hỏi, câu đố.

- GV yêu cầu HS đặt câu hỏi về truyền thống quê hương để tham gia giao lưu.

- GV nhắc nhở HS giữ trật tự, tập trung chú ý, cổ vũ các bạn tham gia giao lưu.

 

 

 

- HS tham gia với sự phân công của GV.

- HS ổn định tổ chức lớp và chào cờ.

 

 

- HS giao lưu theo hình thức mà nhà trường tổ chức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đặt câu hỏi.

- HS giữ trật tự và tập trung chú ý, cổ vũ các bạn giao lưu.

 

Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

Nhận diện về hoạt động đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống quê hương – Xây dựng dự án đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống quê hương ở địa phương em

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú trước khi vào bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi “Đuổi hình bắt chữ” về các trò chơi dân gian.

- GV chiếu hình và đặt câu hỏi: Đây là trò chơi gì?

1.

2.

3.

4.

5.

- GV tổng kết và dẫn dắt: Chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay: Chủ đề 4 – Tuần 15 – Tiết 2:  Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nhận diện về hoạt động đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống quê hương – Xây dựng dự án đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống quê hương ở địa phương em.

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 5: Nhận diện về hoạt động đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống quê hương

Nhiệm vụ 1: Nêu tên và ý nghĩa của những hoạt động đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống quê hương.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách nhận diện về hoạt động đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống quê hương.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc Nhiệm vụ 1 – HĐ5 – SGK tr.41 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.

- GV chia lớp thành 5 nhóm và yêu cầu thảo luận, ghi kết quả thảo luận vào Phiếu làm việc nhóm: Em hãy nêu tên và ý nghĩa của những hoạt động đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống quê hương:

+ Nhóm 1: Thảo luận về tranh 1.

+ Nhóm 2: Thảo luận về tranh 2.

+ Nhóm 3: Thảo luận về tranh 3.

+ Nhóm 4: Thảo luận về tranh 4.

+ Nhóm 5: Thảo luận về tranh 5.

 

- GV theo dõi các nhóm làm việc, sau đó mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- GV tổng kết ý kiến của HS.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Chia sẻ những hoạt động đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống quê hương ở địa phương mà em biết hoặc đã tham gia.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chia sẻ những hoạt động đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống quê hương ở địa phương mà em biết hoặc đã tham gia.

b. Cách tiến hành:

 

 

 

 

 

 

- HS tham gia trò chơi.

 

- HS trả lời.

1. Rồng rắn lên mây.

2. Nhảy dây.

3. Mèo đuổi chuột.

4. Bịt mắt bắt dê.

5. Ô ăn quan.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc hiểu nhiệm vụ.

 

 

- HS hình thành nhóm và thảo luận.

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Tranh 1: Chơi trò chơi dân gian.

Ÿ Tranh vẽ cảnh đua thuyền, đây là một trò chơi dân gian thường được tổ chức trong các lễ hội. Những người trong một đội cần phải phối hợp, đoàn kết với nhau thì mới có thể chèo thuyền nhanh và thắng cuộc. Những người xem cũng trở nên gần gũi với nhau hơn khi cùng cổ vũ cho các đội. Đua thuyền là một trong những trò chơi thể hiện tinh thần đoàn kết của con người Việt Nam.

Ÿ Hàng năm, ở mọi miền đất nước đều tổ chức nhiều lễ hội truyền thống. Các lễ hội này giúp các thế hệ sau biết và nhớ ơn những anh hùng có công với quê hương đất nước. Các lễ hội nghề nghiệp, văn hoá truyền thống giúp các thế hệ sau hiểu, tự hào và phát huy nét đẹp, lợi ích của các làng nghề truyền thống, văn hoá dân gian,...

+ Tranh 2: Tìm hiểu thành Nhà Hồ (Tìm hiểu di tích lịch sử).

Ÿ Tranh vẽ thầy giáo cùng các bạn đi tham quan di tích lịch sử thành nhà Hồ. Khi được cùng tìm hiểu một di tích lịch sử, văn hoá của dân tộc, mọi người sẽ yêu quê hương và đoàn kết với nhau hơn.

Ÿ Hoạt động tìm hiểu di tích lịch sử văn hoá dân tộc thể hiện truyền thống yêu nước, uống nước nhớ nguồn của con người Việt Nam.

+ Tranh 3: Tham quan bảo tàng lịch sử.

Ÿ Tranh vẽ cảnh các bạn HS đang tham quan bảo tàng lịch sử.

Ÿ Hoạt động tham quan bảo tàng lịch sử giúp chúng ta hiểu và tự hào hơn về chiến công của quân và dân ta trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, bôi dưỡng cho mỗi chúng ta tĩnh thân yêu nước và lòng tự hào dân tộc.

+ Tranh 4: Cuộc thi chạy vì trẻ em khuyết tật.

Ÿ Tranh vẽ mọi người tham gia cuộc thì Chạy vì trẻ em khuyết tật.

Ÿ Hoạt động này vừa tuyên truyền với cộng đồng về những trẻ em bị khuyết tật vừa giúp lan tỏa tình yêu thương trong cộng đồng và những người tham gia hoạt động.

Ÿ Hoạt động thi chạy vì trẻ em khuyết tật thể hiện truyền thống yêu thương con người, thương người như thể thương thân của dân tộc Việt Nam. Cộng đồng và những người tham gia chạy cũng thấy rõ hơn truyền thống này khi thực hiện giải.

 

 

 

 

Xem thêm các bài Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 1, hay khác:

Bộ Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 1 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 4.

Lớp 4 | Để học tốt Lớp 4 | Giải bài tập Lớp 4

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 4, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 4 giúp bạn học tốt hơn.