Nội dung bài soạn
Câu 1:
- Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 10 – 1954 nhân sự kiện quân ta đánh tan chiến dịch Điện Biên phủ của Pháp. Các chiến sĩ nhanh chóng về xuôi để bảo vệ cơ quan đầu não của Đảng. Trước sự kiện quan trọng cùng với cuộc chia tay nhân dân Việt Bắc bịn rịn quyến luyến Tố Hữu đã viết bài thơ này
- Sắc thái tâm trạng và lối đối đáp của nhân vật trữ tình trong đoạn trích: Trạng thái bâng khuâng bồn chồn, bịn rịn, lưu luyến khi chia tay.
Câu 2;
- Cảnh vật của núi rừng Tây Bắc trong con mắt của tác giả:
- Thiên nhiên mang vẻ khắc nghiệt, hình ảnh "Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù" . Đây là thiên nhiên thể hiện nỗi vất vả, gian nan, vất vả, khốc liệt.
- Ngoài thiên nhiên đó ra, con người con bị lưu luyến bởi những hình ảnh khó quên như hình ảnh khói bếp, cảnh thiên nhiên đẹp của bốn mùa Tây Bắc. Con người đang bị hòa quyện vào không gian của cảnh núi rừng Tây Bắc rộng lớn
Câu 3:
- Khung cảnh được miêu tả thật hùng tráng, dữ dội trước khung cảnh thiên nhiên mênh mông, rộng lớn, con người keo sơn, gắn bó, sống trong khung cảnh rộng lớn, dài mơ mộng. Những cảnh rộng lớn, những họat động tấp nập sôi động của kháng chiến được tái hiện với bút pháp đậm nét tráng ca: “Những đường Việt Bắc của ta … Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”
- Vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến: Việt Bắc là quê hương cách mạng, đầu não của cuộc kháng chiến, nơi đặt niềm tin tưởng và hi vọng của con người Việt Nam từ mọi miền đất nước, đặc biệt là những nơi còn "u ám quân thù".
Câu 4:
- Nghệ thuật bài thơ giàu tính dân tộc:
- Nghệ thuật sử dụng hình ảnh và biện pháp so sánh ẩn dụ quen thuộc của ca dao.
- Thể thơ dân tộc: Thể thơ lục bát được Tố Hữu sử dụng nhuần nhuyễn, uyển chuyển và sáng tạo.
- Hình ảnh dân tộc: Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn; Nhớ người mẹ nắng cháy lưng...
- Lối phô diễn dân tộc: Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu; Mình về mình có nhớ ta...
- Ngôn ngữ dân tộc: Tiêu biểu là cặp đại từ xưng hô ta - mình dùng rất sáng tạo trong bài thơ.
- Nhịp điệu, nhạc điệu dân tộc: khi nhẹ nhàng, thơ mộng, khi đằm thắm, ân tình; khi mạnh mẽ, hùng tráng.
Phần luyện tập
Câu 1:
Ý nghĩa của cách sử dụng cặp đại từ mình – ta:
- Mang lại cho bài thơ phong vị ca dao, tính dân tộc đậm đà và một giọng điệu tâm tình ngọt ngào, sâu lắng. Lối xưng hô gần gũi đó từng xuát hiện trong ca dao, dân ca
- Góp phần làm cho tình cảm giữa người ra đi và người ở lại, giữa cán bộ với nhân dân Việt Bắc thêm thân mật, gần gũi, tự nhiên, gắn bó khăng khít tuy hai mà một. Điều đó cũng thể hiện tình cảm của tác giả với nhân dân vùng Việt Bắc, coi đó như mái nhà thân thiết trong những năm kháng chiến gian khổ.
Câu 2:
Chọn một đoạn trích và phân tích đoạn thơ đó: Một vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc
=> Tham khảo: Tại đây
Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Việt Bắc trong Tố Hữu
1. Giá trị nội dung
- Tái hiện lại cuộc chia tay giữa người ở lại và người ra đi. Việt Bắc hiện lên trong những hoài niệm đầy cay đắng, gian khổ nhưng tình nghĩa mặn nồng
- Bao trùm lên cả bài thơ về nỗi nhớ. Nỗi nhớ của cả người ở lại và người ra đi. Trong tâm thức của người ra đi, nỗi nhớ về Việt Bắc hiện lên với những cung bậc đa dạng, nhiều nhiều: nhớ con người, cuộc sống Việt Bắc; Nhớ thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc; nhớ về cuộc kháng chiến anh hùng và nhớ cả những ngày đầu độc lập
- Qua đó, người đọc có thể cảm nhận được mối quan hệ và sự gắn bó keo sơn, cá nước giữa nhân dân Việt Bắc với những người cán bộ cách mạng.
2. Giá trị nghệ thuật
- Bài thơ được viết theo kết cấu đối đáp của ca dao trữ tình với sự luân phiên của người ở lại và người ra đi tạo cho bài thơ sự nhịp nhàng, đăng đối.
- Cách xưng hô mình - ta quen thuộc trong ca dao với sự biến đổi linh hoạt giữa mình với ta; ngưởi ở lại có lúc là mình, có lúc là ta; người ra đi lúc là ta, lúc là mình tạo ra tình cảm thân mật, tha thiết
- Tác giả sử dụng thể thơ lục bát - thể thơ đặc sắc của dân tộc, với những luyến láy, vần điệu nhịp nhàng khiến cho nỗi nhớ trong bài thơ càng trở nên nồng nàn, sâu đậm.
- Đoạn trích sử dụng nhiều từ láy, tượng hình giàu hình ảnh.