Nội dung bài soạn
Câu 1:
Lớp kịch được chia thành hai cảnh:
- Cảnh 1: Lời thoại của ông Giuốc- đanh và bác phó may.
- Cảnh 2: Đối thoại giữa ông Giuốc- đanh và tay thợ phụ.
Số lượng nhân vật xuất hiện trong từng cảnh:
- Cảnh 1: (4 nhân vật): Ông Giuốc- đanh, bác phó may, gia nhân, thợ phụ mang lễ phục.
- Cảnh 2: (3 nhân vật): Ông Giuốc- đanh, thợ phụ, bốn tên thợ phụ giúp ông Giuốc đanh mặc lễ phục.
=> Không khí kịch càng về sau càng sôi động, đến cuối cảnh thì không khí hài kịch thực sự náo nhiệt.
Câu 2:
Ở cảnh đầu, tính cách học đòi làm sang của ông Guốc- Đanh thể hiện ở trong việc học đòi cách ăn mặc của những bậc quý phái.
Vì muốn học làm sang nên ông Giuốc đanh thấy hoàn toàn hợp lý trước ý kiến của bác phó may mà không hề nhận ra bản thân mình bị lợi dụng, lừa gạt
Câu 3:
Sang cảnh sau tính cách trưởng giả học đòi làm sang của ông Giuốc đanh tiếp tục được bộc lộ dần qua giấc mộng mù quáng muốn bước chân vào giới thượng lưu lớn hơn cả sự tiếc tiền. Tính học đòi làm sang của ông không gì cản được và bị lợi dụng qua chi tiết:
- Thợ phụ gọi Giuốc đanh là ông lớn, đúng lúc ông đang mặc lễ phục say sưa và có cảm giác trở thành quý phái.
- Thợ phụ liên tục gọi ông Giuốc đanh là "ông lớn", "cụ lớn" đều được thưởng tiền.
Câu 4:
Khán giả cười ông Giuôc-đanh ngu dốt chẳng biết gì, chỉ vì thói học đòi làm sang mà bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng hêt để kiếm chác. Hàng loạt chi tiết gây cười: bộ lễ phục với bông hoa ngược, tiền thưởng cho những tiếng tung hô, nịnh bợ, vẻ vênh vác rởm hợm của ông Giuốc đanh khi mặc lễ phục. Từ đó phê phán những kẻ với giấc mơ bước chân vào giới thượng lưu khi không có kiến thức, hiểu biết như ông Giuốc đanh trở thành người lố bịch.