Phần luyện tập
Câu 1:
Mục đích chân chính của việc học
- Học để "biết rõ đạo"
- Học cách làm người, để sống tốt, cư xử đúng mực.
=>Việc học mang ý nghĩa to lớn, cao quý: học để biết cách sống chuẩn mực.
Câu 2
Tác hại đưa ra:
- Học lối học hình thức hòng cầu danh lợi → lối học vì mục đích tầm thường, thực dụng tiến thân- làm quan- cầu danh lợi.
- Không biết tới tam cương ngũ thường → lối học hình thức, làm mất đi ý nghĩa chân chính của việc học.
- Tác giả thẳng thắn, trung thực trong lời tâu thực trạng của việc học hình thức, học cầu lợi.
=>Những người theo sự học giả dối nếu làm quan sẽ trở thành "nịnh thần", trở thành kẻ tham quan, làm cho nước mất nhà tan.
Câu 3:
Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách: "cho phép thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà học"
Câu 4:
Bài tấu bàn về "phép học" đó là những phép học:
- Học theo trình tự, từ thấp đến cao để có một cái nền kiến thức rộng
- Học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn tức là phải nắm chắc, hiểu sâu vấn đề
- Đặc biệt là phải học đi đôi với hành, biến lý thuyết trên sách vở thành hành động trong thực tiễn, có như thế, kiến thức học được mới không phải là kiến thức chết.
=>Từ thực tế việc học của bản thân, em thấy phương pháp học tập học đi đôi với hành là hiệu quả nhất. Vì phương pháp ấy có thể giúp em biến kiến thức học được trên lớp một cách thụ động thành bài thực hành trong cuộc sống một cách chủ động
Câu 5:
Trình tự lập luận