Phân tích tác phẩm Hương khúc

Câu hỏi 4. Phân tích tác phẩm Hương khúc

Bài Làm:

Tháng mười này, cánh đồng rau khúc vùng ngoại thành quê ngoại chắc đã bắt đầu lụi rồi. Chính vụ khúc mượt xanh sau những cơn mưa xuân phơi phới dịp tháng tư hàng năm. Nói cánh đồng rau khúc tức là cách nói hoài niệm, chứ nhiều năm nay, mấy anh chị em chúng tôi dứt được công việc, ào về quê vào mỗi cuối tuần, đòi ăn bánh khúc đều phải lẽo đẽo vác rổ theo dì mót non nửa đồng làng mới đủ bữa.

Thế mới thấu hiểu nỗi nhớ của Nguyễn Quang Thiều khi viết bài “Hương khúc” in trong tập “Mùi vị của kí ức”. Hãy lắng nghe những câu văn ngọt ngào, thủ thỉ như kể chuyện bên tai của nhà thơ làng Chùa: “Bà không bao giờ hái rau khúc vào buổi chiều. Rau khúc vào buổi sáng sớm khi sương vẫn còn đọng trên mặt ruộng là lúc rau khúc ủ nhiều hương nhất vì thế mà ngon nhất”…

“Ngày xưa, chả mấy khi có thịt làm nhân bánh như bây giờ. ….Cái béo của mỡ lợn, cái bùi của đậu và vị ngọt ngào của bột nếp và hương rau khúc làm nên một món ăn dân dã ngon lạ thường”…

Còn đây nữa: “Mỗi khi dỡ những chiếc bánh khúc trong chõ ra, bà nội lại xếp dăm cái lên đĩa để thắp hương trên bàn thờ…..Không phải hạnh phúc của một kẻ đói khát được ăn. Một thứ hạnh phúc của ẩm thực nhưng thiêng liêng và da diết mơ hồ”. 

Chiếc bánh khúc của những ngày thơ ấu tràn ngập sự ấm áp và thương nhớ khiến nhân vật “tôi” nhớ mãi, đồng thời khắc sâu trong tâm thức người cháu những hình ảnh đẹp đẽ về người bà. Những tình cảm ấy được tác giả thể hiện qua sự miêu tả về cách làm bánh khúc của người bà và khi tác giả được thưởng thức mùi vị thơm ngon của chiếc bánh.

Văn hóa ẩm thực của dân tộc luôn có những nét đặc trưng , dù là cao sang hay giản dị thì cũng đều đậm đà hương vị khiến những đứa con xa quê không thể nào quên được

Vài năm trở lại đây, thứ rau này bắt đầu trở lại nhịp sống nông thôn và cả thị thành. Người ta lùng mua rau khúc, phơi khô để làm bánh quanh năm. Tất nhiên, không thể ngon như bánh làm bằng lá khúc tươi nhưng ít ra còn được đúng là lá khúc chứ không phải là thứ lá rau khác. Thế mới thấy, những hương vị kí ức chỉ cần được khơi lại là sẽ lại có chỗ đứng trong đời sống hiện nay.

Thông qua văn bản Hương khúc, ta nhận thấy rằng nét đẹp văn hóa ẩm thực của đất nước ta vô cùng phong phú và đa dạng. Nét đẹp ấy được làm nên từ những điều giản dị, gần gũi, thân thuộc nhất. Đó là những món ăn được chế biến từ sản vật quê hương, chứa đựng sự tinh tế của cách kết hợp nguyên liệu, gia vị cùng dấu ấn đẹp đẽ của kí ức, tình yêu tha thiết dành cho quê hương, gia đình…

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn bài 8 Đọc kết nối Hương khúc

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG

Câu 1. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Hương khúc?

Xem lời giải

Câu 2. Nội dung chính của văn bản Hương khúc?

Xem lời giải

Câu hỏi 3: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục đoạn trích Hương khúc

Xem lời giải

Câu 5. Em hãy kể lại ngắn gọn cách làm bánh khúc của người bà trong văn bản.

Xem lời giải

Câu 6. Chiếc bánh khúc đã gắn bó với tuổi thơi của tác giả như thế nào? Hãy liệt kê những chi tiết cho thấy hương khúc đã nhẹ nhàng đi vào kí ức và trở thành một phần tuổi thơ của tác giả.

Xem lời giải

Câu 7. Tuổi thơ của em có gắn với một hương vị hay một món ăn đặc biệt nào không? Viết một đoạn văn ngắn kể về một "hương vị tuổi thơ" để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 2 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 2 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.