Tóm tắt kiến thức ngữ văn 7 chân trời bài 10: Viết bài văn biểu cảm về con người

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 chân trời bài 10: Viết bài văn biểu cảm về con người. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. TRI THỨC VỀ KIỂU BÀI

- Bài văn biểu cảm về con người là kiểu văn bản có mục đích trình bày cảm xúc của người viết về một đối tượng (cụ thể là con người).

- Yêu cầu:

Đặc điểm tình cảm biểu hiện trong bài văn

Chân thực, trong sáng

Ngôi để chia sẻ cảm xúc

Ngôi thứ nhất

Yếu tố hỗ trợ cho việc biểu lộ cảm xúc

Miêu tả và tự sự

- Bố cục:

+ Mở bài: Giới thiệu đối tượng biểu cảm, biểu đạt cảm xúc chung về đối tượng.

+ Thân bài: Biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ cụ thể một cách sâu sắc về đối tượng: đặc điểm, tính cách, kỉ niệm gắn với người đó.

+ Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc về đối tượng, rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân.

II. PHÂN TÍCH KIỂU VĂN BẢN

(1) Bài viết trên được viết để bộc lộ tình cảm dành cho Lan – người bạn thân của người viết “tôi”.

(2) Các câu giới thiệu về nhân vật, câu thể hiện cảm xúc của người viết đối với nhân vật:

- Mãi đến gần cuối năm, tôi mới kết thân với Lan, người bạn cùng bàn.

- Tôi yêu quý Lan ở tính hiền lành, học giỏi, luôn sẵn sàng giúp đỡ các bạn.

- Có bạn thân cùng học, cùng chơi, cùng tâm sự với nhau những chuyện vui buồn thật là tuyệt.

(3) - Người viết đã biểu lộ cảm xúc: không ưa bạn vì mặt bạn hơi nghiêm nghị, đăm chiêu; quý mến khi nhiều sự việc xảy ra; quý trọng hơn khi được giúp đỡ trong học tập.

- Để làm rõ những cảm xúc ấy, người viết đã sử dụng những phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả, tự sự.

(4) Dựa vào tình cảm, suy nghĩ được bộc lộ trong bài viết, người đọc có thể cảm nhận được tình cảm, cảm xúc của người viết dành cho nhân vật.

(5) Người viết trình bày những nội dung: khẳng định lại tình cảm dành cho Lan. Đồng thời, rút ra điều đáng nhớ của mình.

(6) Những kinh nghiệm về cách viết bài văn biểu cảm về con người:

- Giới thiệu được nhân vật mình muốn biểu lộ cảm xúc.

- Giới thiệu được cảm xúc sâu sắc của mình cho nhân vật.

- Biểu lộ được tình cảm, cảm xúc sâu sắc, chân thành dành cho nhân vật bằng việc sử dụng các phương thức biểu đạt: biểu cảm, tự sự, miêu tả.

- Khẳng định được tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật.

- Rút ra được điều đáng nhớ đối với bản thân. 

III. VIẾT THEO QUY TRÌNH

- Chuẩn bị trước khi viết:

+ Xác định đề tài.

+ Xác định mục đích: bày tỏ tình cảm.

+ Xác định người đọc: bạn bè, thầy cô, người mà em yêu quý.

+ Thu thập dữ liệu.

- Tìm ý: 

- Lập dàn ý

IV. VIẾT BÀI

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 2 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 2 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.