Kể lại câu chuyện theo tranh. Đặt tên cho câu chuyện và rút ra bài học

3. Em hãy quan sát các bức tranh và thực hiện yêu cầu.

Yêu cầu:

  • Kể lại câu chuyện theo tranh.
  • Đặt tên cho câu chuyện và rút ra bài học.

Bài Làm:

  • Kể lại câu chuyện theo tranh:

Trên đường đi làm về, chú K thấy một cậu bé ngồi co ro trên đường vì trời lạnh giá. Chú K đã tiến đến gần và đưa cho cậu bé một chiếc khăn choàng để đỡ lạnh. 15 năm sau, chú K mắc phải một căn bệnh nặng nhưng chú không đủ tiền để chữa trị, chú cảm thấy rất buồn bã. Thế nhưng sau đó, chú đã được một mạnh thường quân tài trợ toàn bộ tiền viện phí. Người mạnh thường quân đó chính là đứa bé mà chú đã giúp đỡ năm xưa.

  • Đặt tên cho câu chuyện: Cho đi là còn mãi.
  • Bài học:
    • Hãy mở rộng tấm lòng, chia sẻ với người khác những niềm vui, nỗi buồn của mình, học cách lắng nghe, đồng cảm, sẻ chia với những buồn vui, khó khăn của người khác.
    • Một khi bạn mở lòng trao đi những tình cảm chân thành thì bạn sẽ nhận được chính tình yêu thương đó. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất.
    • Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác, đó. Đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc đời này.  

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải bài 2 quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Mở đầu

Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ qua những bức tranh sau?

Xem lời giải

Khám phá

1. Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi.

  • Những chi tiết nào trong câu chuyện thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ của Hiếu và Minh?
  • Em cảm nhận gì sau khi đọc câu chuyện trên?
  • Theo em, trong cuộc sống, sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ được biểu hiện như thế nào?

Xem lời giải

2. Em hãy quan sát các bức tranh sau và trả lời câu hỏi.

  • Em có nhận xét gì về lời nói, hành động của các nhân vật trong bốn bức tranh trên?
  • Theo em, vì sao trong cuộc sống, chúng ta cần phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ lẫn nhau?
  • Chúng ta cần làm gì để khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác và phê phán thói ích kĩ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác một cách phù hợp?

Xem lời giải

Luyện tập

Câu 1. Em hãy đọc tình huống sau và thực hiện yêu cầu.

Yêu cầu:

  • Nêu quan điểm của em về việc làm của T trong tình huống trên.
  • Hãy kể lại những hành động, lời nói thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ của em với bố mẹ, người thân trong gia đình.

Xem lời giải

Câu 2. Em hãy đọc tình huống sau và thực hiện yêu cầu.

Yêu cầu

  • Em hãy sắm vai để nhận xét hành động của M: Động viên bạn ấy quan tâm, cảm thông, chia sẻ với cô lao công và những người khác.
  • Hãy tự đánh giá xem trong vài tháng qua về sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ của em với người thân, thầy cô, bạn bè, những người xung quanh.

Xem lời giải

Vận dụng

Câu 1. Hãy làm một sản phẩm như: tấm thiệp, bài thơ,... để thế hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ và gửi đến người em yêu quý trong gia đình, dòng họ, hàng xóm hay một nhân vật em cảm kích trong cuộc sống.

Xem lời giải

Câu 2. Em hãy viết một đoạn văn và thuyết trình trước lớp về giá trị của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải công dân 7 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Giải công dân 7 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.