BÀI 8: PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
1. BIỂU HIỆN CỦA HÀNH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
- Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập xâm hại thân thể sức khoẻ; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục.
- Nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường là: sự tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực giáo dục gia đình và sự quan tâm của bố mẹ đến con cái,..
- Nguyên nhân chủ quan của bạo lực học đường là: sự phát triển tâm lí lứa tuổi, sự thiếu hụt kĩ năng sống.
2. HẬU QUẢ CỦA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
- Bạo lực học đường gây ra những tổn thương về cơ thế, sức khỏe và đặc biệt l những tổn thương về một tâm lí (sợ hãi, tự ti, ám ảnh, trầm cảm,...) của nạn nhân và ảnh hưởng đến xã hội, môi trường xung quanh.
3. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
- Biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường.
+ Phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường; người học có nguy cơ bị bạo lực học đường.
+ Đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bạo lực có thể xảy ra để có biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ cụ thể.
+ Thực hiện tham vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực.
- Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường:
+ Đánh giá sơ bộ về mức độ tổn hại của người học, đưa ra nhận định về tình trạng hiện thời của người học.
+ Thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế, tư vấn đối với người học bị bạo lực; theo dõi, đánh giá sự an toàn của người bị bạo lực.
+ Thông báo kịp thời với gia đình người học để phối hợp xử lí trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục thì thông báo kịp thời với cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan để phối hợp xử lí theo quy định của pháp luật.
- Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản:
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
+ Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà còn chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bói thường phần còn thiếu.
4. BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
- Để ứng phó với bạo lực học đường:
+ Trước khi xảy ra bạo lực: cần cố gắng để giải quyết mâu thuẫn hoặc nhờ người lớn can thiệp.
+ Trong khi xảy ra bạo lực: nhanh chóng rời khỏi vị trí, tìm cách thoát khỏi tình huống nguy hiểm và kịp thời nhờ sự hỗ trợ của người khác.
+ Sau khi xảy ra bạo lực: nhờ sự trợ giúp của gia đình, nhà trường về sức khoẻ và tâm lí nếu thấy có sự bất ổn.
- Tuyên truyền về việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm của mỗi học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội.
- Khi chứng kiến hành vi bạo lực học đường, cần kịp thời hỗ trợ nạn nhân trong khả năng phù hợp hoặc thông báo cho những người liên quan để can thiệp, giải quyết.
- Học sinh có hành vi bạo lực học đường phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả mà mình gây ra theo quy định của pháp luật