BÀI 2: QUAN TÂM, CẢM THÔNG VÀ CHIA SẺ
1. BIỂU HIỆN CỦA SỰ QUAN TÂM, CẢM THÔNG VÀ CHIA SẺ
- Quan tâm là thường xuyên chú ý đến người khác.
- Cảm thông là đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của họ.
- Chia sẻ là sự đồng cảm, san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình
- Quan tâm, cảm thông, chia sẻ được thể hiện qua lời nói, ánh mắt, nụ cười, cử chỉ,... hay những hành động hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, như:
+ Luôn quan tâm đến bạn bè, chia sẻ cùng với bạn khi bạn gặp khó khăn
+ Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm đến bạn bè xung quanh nhiều hơn
+ Chia sẻ những khó khăn về vật chất với những người gặp khó khăn
+ Giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn.
2. CÁCH THỨC KHÍCH LỆ, ĐỘNG VIÊN BẠN BÈ QUAN TÂM, CẢM THÔNG VÀ CHIA SẺ VỚI NGƯỜI KHÁC
- Để khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác và phê phán thói ích kĩ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác một cách phù hợp, chúng ta cần:
+ Giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn xung quanh
+ Chia sẻ, nhờ sự trợ giúp của mọi người xung quanh để giúp đỡ nhiều các hoàn cảnh khó khăn
+ Phê phán và lên án những người ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn của người khác.
3. VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỰ QUAN TÂM, CẢM THÔNG VÀ CHIA SẺ
- Quan tâm cảm thông, chia sẻ có ý nghĩa trong đời sống xã hội hiện nay. Qua đó, chúng ta có thể hỗ trợ, giúp đỡ và thấu hiểu lẫn nhau.
- Để rèn luyện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ cần:
+ Quan sát, lắng nghe, đặt mình vào vị trí của người khác và luôn sẵn sàng giúp đỡ họ
+ Bản thân mỗi học sinh cần chủ động quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác và động viên, khích lệ bạn bè cùng thực hiện
+ Cần góp ý, phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.