BÀI 5: BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA
1. MỘT SỐ DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM
- Cổng Ngọ Môn và lầu Ngũ Phụng
- Chùa cầu Hội An
- Dân ca quan họ Bắc Ninh
- Cồng chiêng Tây Nguyên
2. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA DI SẢN VĂN HÓA VÀ MỘT SỐ LOẠI DI SẢN VĂN HÓA CỦA VIỆT NAM
- Di sản văn hóa:
+ Là kết tinh từ kinh nghiệm lao động sáng tạo mà ông cha ta đã dày công tạo dựng
+ Là sự nhắc nhở con cháu về cội nguồn dân tộc
- Ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội:
+ Đóng vai trò quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam
+ Góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa thế giới
- Có 2 loại di sản văn hoá:
+ Di sản văn hóa phi vật thể
+ Di sản văn hóa vật thể
3. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ TRONG VIỆC BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn di sản văn hoá
+ Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
+ Khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
4. CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ CÁCH ĐẤU TRANH NGĂN CHẶN HÀNH VI ĐÓ.
- Các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá và cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó:
+ Lấy cắp cổ vật về nhà cất giấu theo mục đích cá nhân
+ Buôn bán, trao đối, cho tặng cổ vật không có giấy phép
+ Lên án, phản đối hành vi và báo cáo với cơ quan có thẩm quyền điều tra, xử lí.
- Những việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá:
+ Giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa, di tích địa phương
+ Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa
+ Không vứt rác bừa bãi quanh khu vực di tích, di sản
+ Không đập phá, viết vẽ bậy lên các di sản văn hóa.
+ Tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật di vật
+ Tham gia, tìm hiểu về các lễ hội truyền thống
+ Không lấy cắp cổ vật, đồ vật quý tại các di tích lịch sử
+ Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa