A – KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I. Hóa học và vấn đề ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường.
1. Ô nhiễm không khí
- Khái niệm: Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phân không khí.
- Nguyên nhân:
- Do thiên nhiên
- Do con người: khí thải công nghiệp, sinh hoạt, hoạt động giao thông vận tải.
- Khí gây ô nhiễm: CO, CO2, SO2, H2S,…
- Tác hại của ô nhiễm không khí: gây hiệu ứng nhà kính; ảnh hưởng xấu đến sức khỏe; sinh trưởng và phát triển của động, thực vật; gây mưa axit,…
2. Ô nhiễm môi trường nước
- Khái niệm: Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.
- Nguyên nhân:
- Tự nhiên: mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt,…
- Nhân tạo: nước thải công nghiệp, sinh hoạt, thuốc bảo vệ thực vật,…
- Tác hại: ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng phát triển động , thực vật, sức khỏe con người.
3. Ô nhiễm môi trường đất
- Khái niệm: khi có một số chất và hàm lượng của chúng vượt quá giới hạn thì hệ sinh thái đất sẽ mất cân bằng và môi trường đất bị ô nhiễm.
- Nguyên nhân:
- Nguồn gốc tự nhiên: núi lửa ngập úng,…
- Nguồn gốc do con người: chất thải nông nghiệp, phân bón hóa học, chất thải sinh hoạt,…
- Tác hại: gây nguy hiểm hệ sinh thái đất, gây tổn hại lớn trong đời sống sản xuất.
II. Hóa học với vấn đề phòng chống ô nhiễm môi trường
- Một số phương pháp xử lí chất thải gây ô nhiễm môi trường :
- Phương pháp hấp thụ
- Phương pháp hấp phụ trong than bùn, phân rác, đất xốp, than hoạt tính.
- Phương pháp oxi – hóa khử.
=>Giáo dục bảo vệ môi trường không phải chỉ học một lần mà là suốt đời, từ tuổi thơ ấu đến lúc trưởng thành không phải chỉ với một người mà là của cả cộng đồng.
Bài tập & Lời giải
Câu 1. (Trang 204 SGK)
Thế nào là ô nhiễm môi trường? Cho biết sự cần thiết phải bảo vệ môi trường khỏi bị ô nhiễm.
Xem lời giải
Câu 3. (Trang 204 SGK)
Ô nhiễm môi trường đất là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất ?
Xem lời giải
Câu 4. (Trang 204 SGK)
Các tác nhân hóa học gây ô nhiễm môi trường nước gồm
A. các kim loại nặng: Hg, Pb, Sb,...
B. các ion NO3−; PO43−; SO42−
C. thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học.
D. cả A, B, C.
Xem lời giải
Câu 5. (Trang 204 SGK)
Khi nghiên cứu mẫu đất của một làng nghề tái chế chì, người ta xác định được hàm lượng chì trong bùn và trong đất như sau
Hàm lượng chì lớn hơn 100 ppm là đất bị ô nhiễm. Trong số các mẫu đất nghiên cứu trên, mẫu đã bị ô nhiễm chì là
A. Mẫu 1, 4.
B. Mẫu 2, 3.
C. Mẫu 1, 2.
D. Cả 4 mẫu.
Xem lời giải
Câu 6. (Trang 205 SGK)
Một loại than đá có chứa 2% lưu huỳnh dùng cho một nhà máy nhiệt điện. Nếu nhà máy đốt hết 100 tấn than trong một ngày đêm thì khối lượng SO2 do nhà máy xả vào khí quyển một năm là
A. 1420 tấn.
B. 1250 tấn.
C. 1530 tấn.
D. 1460 tấn.
Xem lời giải
Câu 7. (Trang 205 SGK)
Khí SO2 do các nhà máy sinh ra là nguyên nhân quan trọng nhất gây ô nhiễm môi trường. Tiêu chuẩn quốc tế quy định nếu lượng SO2 vượt quá 30.10-6 mol/m3 không khí thì coi à không khí bị ô nhiễm. Nếu người ta lấy 50 lít không khí ở một thành phố và phân tích có 0,0012 mg SO2 thì không khí ở đó có bị ô nhiễm không?