A. LÝ THUYẾT
1. Tìm hiểu về hệ trục tọa độ
Đọc SGK Toán 7 - tập một, trang 66, 67, điền vào chỗ chấm để hoàn thiện các nội dung sau:
a. Trong hệ trục tọa độ Oxy (hình 6.1):
Các trục Ox và Oy gọi là các ..........................;
Ox gọi là ........................;
Oy gọi là .........................
Giao điểm O biểu diễn số 0 của cả hai trục gọi là ..................................
Mặt phẳng có hệ trục tọa độ Oxy gọi là ..................................................
b. Trên mặt phẳng tọa độ Oxy hình 6.2:
- Mỗi điểm M xác định một cặp số (x0; y0). Ngược lại, mỗi cặp số (x0; y0) xác định một điểm M.
- Cặp số (x0; y0) gọi là .................... của điểm M, kí hiệu là M(x0; y0). x0 là ....................., y0 là ...................... của điểm M
Hướng dẫn:
a.
Các trục Ox và Oy gọi là các trục tọa độ;
Ox gọi là trục hoành;
Oy gọi là trục tung.
Giao điểm O biểu diễn số 0 của cả hai trục gọi là gốc tọa độ.
Mặt phẳng có hệ trục tọa độ Oxy gọi là mặt phẳng tọa độ (Oxy).
b.
- Mỗi điểm M xác định một cặp số (x0; y0). Ngược lại, mỗi cặp số (x0; y0) xác định một điểm M.
- Cặp số (x0; y0) gọi là tọa độ của điểm M, kí hiệu là M(x0; y0). x0 là hoành độ, y0 là tung độ của điểm M
2. Trong các hinh vẽ sau, hình nào là hệ trục tọa độ Oxy?
Hướng dẫn:
+ Trong các hình vẽ trên, Hình c là hệ trục tọa độ Oxy.
+ Trục Ox là trục hoành; Oy là trục tung.
3. Cho hình 6.4
a. Viết tiếp vào chỗ chấm để hoàn thiện các nội dung sau:
Tọa độ của điểm P là ..................... trong đó số ................ gọi là hoành độ và số ................ gọi là tung độ của điểm P.
b. Đánh dấu vị trí của các điểm A(-3; 0); B(0; 2); C(-1; -2).
Hướng dẫn:
a. Tọa độ của điểm P là (1,5; 3) trong đó số 1,5 gọi là hoành độ và số 3 gọi là tung độ của điểm P.
b.
B. Bài tập & Lời giải
1. Ở hình 6.5, điểm A có tọa độ là A(-2; 1).
a. Viết tọa độ các điểm B, C trong hình.
b. Đánh dấu vị trí của các điểm P(3; 1); Q(-2; -2,5); R(-4; 0) trong mặt phẳng tọa độ ở hình 6.5
Xem lời giải
2. Vẽ hệ trục tọa độ Oxy. Đánh dấu các điểm sau trên hệ trục tọa độ đó:
a. Điểm A có tọa độ là (2; -3)
b. Điểm B có hoành độ là 4; tung độ là 4
c. Điểm C nằm trên trục hoành có hoành độ bằng 4.
d. Điểm D nằm trên trục tung và có tung độ bằng 3.
Xem lời giải
3. a. Ghi tọa độ của mỗi điểm A; B; C; D; E; F; G ở hình 6.6 vào bảng sau:
Điểm | A | B | C | D | E | F | G |
Hoành độ x | |||||||
Tung độ y |
b. Trong câu a, đại lượng y có phải là hàm số của đại lượng x không? Giải thích