A. TỔNG QUAN KIẾN THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
I. Tóm tắt kiến thức
1. Điện trở của dây dẫn
- Điện trở của dây dẫn biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.
- Điện trở kí hiệu là R. Đơn vị của điện trở là Ôm (kí hiệu là Ω).
- Kí hiệu sơ đồ của điện trở trong mạch điện là:
2. Định luật ôm (Ohm)
- Nội dung định luật: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
- Hệ thức biểu diễn định luật:
$I=\frac{U}{R}$
Trong đó: R là điện trở (Ω)
U là hiệu điện thế (V)
I là cường độ dòng điện (A)
II. Phương pháp giải bài tập
- Cách xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế
- Thiết lập mạch điện như hình vẽ:
- Mắc ampe kế nối tiếp với điện trở (R) để đo cường độ dòng điện IR qua điện trở.
- Mắc vôn kế song song với điện trở để đo hiệu điện thế UR giữa hai đầu R.
- Tính $\frac{U_{R}}{I_{R}}$ ta xác định được giá trị R cần tìm.
B. Bài tập & Lời giải
Bài 1: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào điện trở đó là 36V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn đó là bao nhiêu?
Bài 2: Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là 1,2A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V. Muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tăng hoặc giảm bao nhiêu?
Bài 3: Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 12V thì cưng độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 4V thì dòng điện qua dây dẫn khi đó có cường độ dòng điện là bao nhiêu?
Bài 4: Cho mạch điện như hình vẽ: Hiệu điện thế giữa hai đầu đọan mạch UAB = 24V, điện trở R1 = 20 Ω. Khóa K đóng.
a, Tính cường độ dòng điện I1 qua R1.
b, Giữa nguyên hiệu điện thế UAB = 24V. Thay điện trở R1 bằng điện trở R2. Khi đó ampe kế chỉ giá trị I2 = $\frac{I_{1}}{2}$. Tính điện trở R2.