Câu 1: Trong cuộc sống quanh ta, ...được biểu hiện ở nhiều khía cạnh... là cái đẹp. Đó là sự kết hợp giữa vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp bên trong. Vậy chúng ta cần học tập những tấm gương ấy để trở thành người sống giản dị.
- A. Đạo đức
-
B. Giản dị
- C. Lối sống đẹp, lối sống đó
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 2: Ăngghen đã từng nói: “Trang bị lớn nhất của con người là….và….”. Trong dấu “…” đó là
- A. Thật thà và khiêm tốn.
-
B. Khiêm tốn và giản dị.
- C. Cần cù và siêng năng.
- D. Chăm chỉ và tiết kiệm.
Câu 3: Biểu hiện không giản dị
- A. Không xa hoa lãng phí, phô trương.
- B. Không cầu kì kiểu cách.
-
C. Trong sinh hoạt, giao tiếp tỏ ra mình là kẻ bề trên, trịch thượng, kiêu ngạo.
- D. Thẳng thắn, chân thật, chan hoà, vui vẻ, gần gũi, hoà hợp với mọi người trong cuộc sống hàng ngày.
Câu 4: Theo em, là học sinh, sự giản dị được biểu hiện như thế nào?
- A. Khi đến trường phải thực hiện đúng nội quy của nhà trường
- B. Lễ phép với thầy cô giáo, vui vẻ, thân mật với bạn bè.
- C. Tham gia các hoạt động thể thao, sinh hoạt, vui chơi do lớp, trường hay nhóm bạn tổ chức phù hợp với điều kiện gia đình và bản thân.
-
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 5: Bài hát “Đôi dép Bác Hồ có đoạn: Đôi dép đơn sơ, dôi dép Bác Hồ/ Bác đi từ ở chiến khu Bác về/Phố phường trận địa nhà máy đồng quê/Đều in dấu dép Bác về Bác ơi. Lời bài nói về đức tính nào của Bác.
-
A. Giản dị.
- B. Tiết kiệm.
- C. Cần cù.
- D. Khiêm tốn.
Câu 6: Nhà bạn B rất nghèo nhưng bạn B luôn ăn chơi đua đòi và đòi mẹ phải mua cho chiếc điện thoại Iphone thì mới chịu đi học. Em có nhận xét gì về bạn B?
-
A. Bạn B là người sống xa hoa, lãng phí.
- B. Bạn B là người vô tâm.
- C. Bạn B là người tiết kiệm.
- D. Bạn B là người vô ý thức.
Câu 7: Biểu hiện của sống giản dị là?
- A. Ăn nói ngắn gọn, dễ hiểu, lịch sự.
- B. Ăn mặc gọn gàng, không lòe loẹt.
- C. Sống hòa đồng với bạn bè.
-
D. Cả A,B,C.
Câu 8: Sống giản dị có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?
-
A. Được mọi người yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
- B. Được mọi người chia sẻ khó khăn.
- C. Được mọi người yêu mến.
- D. Được mọi người giúp đỡ.
Câu 9: Đối lập với giản dị là?
-
A. Xa hoa, lãng phí.
- B. Cần cù, siêng năng.
- C. Tiết kiệm.
- D. Thẳng thắn.
Câu 10: Biểu hiện của sống không giản dị là?
- A. Chỉ chơi với người giàu, không chơi với người nghèo.
- B. Không chơi với bạn khác giới.
- C. Không giao tiếp với người dân tộc.
-
D. Cả A,B,C.
Câu 11: Tại trường em nhà trường có quy định đối với học sinh nữ không được đánh son khi đến trường. Tuy nhiên ở lớp em một số bạn nữ vẫn đánh son và trang điểm rất đậm khi đến lớp. Hành động đó nói lên điều gì?
-
A. Lối sống không giản dị.
- B. Lối sống tiết kiệm.
- C. Đức tính cần cù.
- D. Đức tính khiêm tốn.
Câu 12: Sống giản dị là sống phù hợp với….của bản thân, gia đình và xã hội?. Trong dấu “…” đó là?
- A. Điều kiện.
- B. Hoàn cảnh.
-
C. Điều kiện, hoàn cảnh.
- D. Năng lực.
Câu 13: Sống giản dị là:
- A. Quần áo gọn gàng, sạch sẽ, không ăn mặc áo quần trông lạ mắt so với mọi người.
- B. Tác phong tự nhiên, đi đứng đàng hoàng, không điệu bộ, kiểu cách.
- C. Thực hiện đúng nội quy của nhà trường đề ra, trang phục khi đến trường sạch sẽ, tươm tất, lịch sử, bảo vệ của công, không xa hoa lãng phí.
-
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 14: Câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn nói đến đức tính gì ?
-
A. Giản dị.
- B. Tiết kiệm.
- C. Chăm chỉ.
- D. Khiêm tốn.
Câu 15:
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Ăn lấy chắc, mặc lấy bền
- Ăn cần ở kiệm
Những câu tục ngữ trên dạy ta điều gì?
- A. Tiết kiệm
- B. Tự trọng
-
C. Giản dị
- D. Cách sống tốt