Soạn văn 8 Câu cầu khiến giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn
Phần luyện tập
Câu 1:
Các câu trên là câu cầu khiến vì có chứa các từ mang ý nghĩa cầu khiến: hãy, đi, đừng. Có thể thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ của các câu trên, về cơ bản nghĩa của các câu ít nhiều đều có sự thay đổi. Ví dụ:
- Con hãy lấy gạo làm bành mà lễ Tiên Vương (không thay đổi ý nghĩa mà chỉ làm cho đối tượng tiếp nhận được thể hiện rõ hơn và lời yêu cầu nhẹ hơn, tình cảm hơn).
- Hút trước đi (ý nghĩa cầu khiến dường như mạnh hơn, câu nói kém lịch sự hơn)
- Nay cách anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không (thay đổi ý nghĩa cơ bản của câu ở đây chỉ nói những người khác mà không bao gồm người nói)
Câu 2:
- Những câu cầu khiến có trong những đoạn trích đó là:
- Đoạn a: Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.
- Đoạn b: Các em đừng khóc.
- Đoạn c: Đưa tay cho tôi mau ! Cầm lấy tay tôi này !
- Sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu trên:
- Câu a có từ ngữ cầu khiến đi. Vắng chủ ngữ.
- Câu b có từ ngữ cầu khiến đừng. Có chủ ngữ, ngôi thứ hai số nhiều.
- Câu c không có từ ngữ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến. Vắng chủ ngữ
Câu 3:
- So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu trên:
- Câu a: không có chủ ngữ mang ý nghĩa khuyên bảo (khuyên húp cháo)
- Câu b: có thêm chủ ngữ là "Thầy em" khiến cho câu cầu khiến nhẹ nhàng hơn, thể hiện rõ hơn thái độ, tình cảm của người nói. Tuy nhiên câu vẫn mang ý nghĩa khuyên bảo, chỉ thay đổi sắc thái.
Câu 4:
- Dế Choắt nói với Dế Mèn câu trên nhằm mục đích nhờ Dế Mèn đào giúp một cái ngách thông sang nhà.
- Trong câu trên Dế Choắt không dùng những câu nói khác mà sử dụng cách nói như vậy bởi vì: Dế Choắt ở địa vị dưới lại, là một người yếu thế. Cách cầu khiến hết sức khôn khéo của Dế Choắt trong đoạn trích trên vừa thể hiện sự khôn khéo, vừa cho thấy Dế Choắt là người biết đạo lí.