CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi thường sẽ có:
-
A. Đông dân cư sinh sống và nền kinh tế đa dạng.
- B. Dân cư thưa thớt và nền kinh tế kém phát triển.
- C. Có nền thực vật đa dạng và quý hiếm.
- D. Có nhiều động vật quý hiếm.
Câu 2: Thiên nhiên mang lại tác hại gì cho con người?
- A. Cung cấp nhiên liệu cho các ngành kinh tế.
- B. Giúp phát triển ngành du lịch.
-
C. Sóng thần, núi lửa ảnh hưởng đến đời sống con người.
- D. Cung cấp thực phẩm cho con người.
Câu 3: Biến đổi khí hậu biểu hiện ở đâu?
-
A. Sự gia tăng nhiệt độ không khí.
- B. Chất lượng không khí kém.
- C. Hiệu ứng nhà kính.
- D. Ô nhiễm âm thanh.
Câu 4: Biến đổi khí hậu gây ra hậu quả gì?
-
A. Suy giảm số lượng các loài sinh vật.
- B. Tăng nhanh chóng các loài sinh vật.
- C. Cây cối phát triển.
- D. Tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất thủy – hải sản.
Câu 5: Quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, con người đã vô tình tạo nên điều gì?
-
A. Gây ô nhiễm không khí.
- B. Tăng số lượng hệ sinh thái.
- C. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng.
- D. Tăng số lượng khí đốt.
Câu 6: Đâu không phải là vai trò của nhiên nhiên?
- A. Cung cấp nguồn thực phẩm cho con người.
- B. Cung cấp nguyên, nhiên liệu phong phú cho các ngành kinh tế.
- C. Giúp phát triển ngành du lịch.
-
D. Mang lại nhiều thiên tai.
Câu 7: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về thiên tai?
- A. Là hiện tượng tự nhiên bất thường.
- B. Gây thiệt hại lớn đến người và tài sản.
-
C. Gây ô nhiễm không khí.
- D. Là bão, ngập lụt, hạn hán, lũ quét, vòi rồng,…
Câu 8: Ý nào sau đây không phải nói về biến đổi khí hậu?
- A. Biến đổi khí hậu gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
- B. Biểu hiện bởi thay đổi lượng mưa.
- C. Gây ra thiệt hại đến sản xuất và đời sống của con người.
-
D. Nâng cao đời sống tinh thần cho con người.
Câu 9: Đâu là không phải là hậu quả của suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường?
- A. Làm tài nguyên thiên nhiên suy giảm.
- B. Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
- C. Gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
-
D. Cung cấp nguyên, nhiên liệu cho con người.
Câu 10: Nội dung nào dưới đây không phải là biện pháp xây dựng thế giới xanh – sạch – đẹp?
- A. Trồng rừng và bảo vệ rừng.
- B. Khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí.
-
C. Sử dụng túi nilong dùng một lần.
- D. Lựa chọn và thực hiện lối sống xanh.
Câu 11: Năm 2010, sự kiện nào đã trở thành thảm họa môi trường nặng nề đối với Hoa Kỳ?
- A. Ô nhiễm A-mi-lăng.
-
B. Sự kiện tràn dầu từ dàn khoan Đíp-qua-tơ Hô-ri-dôn.
- C. Nhiễm độc chì Pi-chơ.
- D. Bãi rác khổng lồ trên biển.
Câu 12: Biện pháp nào giúp hạn chế ô nhiễm nguồn nước?
- A. Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy.
-
B. Tạo bể lắng, lọc nước thải.
- C. Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật.
- D. Xây dựng các nhà máy tái chế rác thải.
Câu 13: Khi các loại dịch bệnh được phát tán sẽ gây ảnh hưởng như thế nào tới môi trường?
- A. Ảnh hưởng trực tiếp.
- B. Ảnh hưởng gián tiếp.
-
C. Ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp.
- D. Không gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường.
Câu 14: Các khí thải trong không khí chủ yếu có nguồn gốc từ:
- A. Hoạt động hô hấp của động vật và con người.
-
B. Quá trình đốt cháy các nguyên liệu.
- C. Hoạt động quang hợp của cây xanh.
- D. Quá trình phân giải xác hữu cơ của vi khuẩn.
Câu 15: Nguyên nhân nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?
- A. Hoạt động thu gom, xử lí rác thải.
- B. Cháy rừng.
-
C. Sử dụng hao phí điện năng.
- D. Gia tăng dân số.
Câu 16: Hai vấn đề lớn nhất trong việc sử dụng tài nguyên nước ta hiện nay là:
- A. Nguồn nước có nguy cơ cạn kiệt và ô nhiễm môi trường nước
- B. Ngập lụt vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô và nguy cơ cạn kiệt nguồn nước ngầm
-
C. Ngập lụt vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô và ô nhiễm môi trường nước
- D. Ô nhiểm môi trường nước và nguồn nước có sự phân hóa theo các vùng miền
Câu 17: Diện tích rừng ngập mặn của nước ta ngày càng bị suy giảm, nguyên nhân chủ yếu là do:
- A. Phá rừng để khai thác gỗ củi.
- B. Phá rừng để lấy đất thổ cư.
- C. Ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước.
-
D. Phá rừng để lấy diện tích nuôi trồng thủy sản.