MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn. Vậy nay ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm lên mãi”.
(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 256)
Em hiểu thế nào về quan điểm trên? Hãy nêu một số dẫn chứng mà em biết để chứng minh. Theo em, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách gì để củng cố và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc?
Trả lời:
- Theo em, quan điểm trên đã góp phần quyết định giúp dân tộc Việt Nam giành được những thắng lợi to lớn trong công cuộc chống ngoại xâm, giữ vững nền độc lập cũng như giữ gìn và phát triển nền văn hóa truyền thống là tinh thần yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ của đồng bào các dân tộc Việt Nam.
- Một số dẫn chứng:
+ Nhờ sự đoàn kết giữa nhân dân ta và bộ đội nên đất nước ta đã giành độc lập
+ Thời Bà Trưng, Bà Triệu… cho đến Trần Nhân Tông, Nguyễn Huệ những vị anh hùng kiên cường bất khuất này có được chiến thắng không chỉ nhờ vào chiến lược hay mà còn nhờ vào sự ủng hộ tinh thần đoàn kết quyết tâm chống giặc của nhân dân ta
+ Khi nhân dân miền trung, miền Bắc hứng chịu thiên tai, bão lũ, nhân dân cả nước lại đồng lòng tương trợ, giúp đỡ nhau, san sẻ những gánh nặng mà những người gặp nạn phải chịu đựng, giúp đồng bào vượt qua khó khăn, hoạn nạn.
- Theo em, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách để củng cố và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc
+ Thứ nhất, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, người đứng đầu và cả hệ thống chính trị trong lãnh đạo, củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay.
+ Thứ hai, nâng cao chất lượng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và các giai tầng, các giới trong toàn dân tộc.
+ Thứ ba, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân và tập trung hướng mạnh các hoạt động về cơ sở.
+ Thứ tư, tăng cường công tác dân vận của chính quyền các cấp. Tích cực phối hợp giữa chính quyền các cấp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội làm công tác dân vận.
+ Thứ năm, kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch, phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Bài tập & Lời giải
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam
a) Sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc
Câu 1: Nêu những nét chính về sự hình thành và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam
Xem lời giải
Câu 2. Nêu vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam
Xem lời giải
Câu 3. Quan sát Hình 2, kết hợp liên hệ thực tế, em hãy nêu vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong cuộc sống hiện nay. Kể thêm một số ví dụ khác mà em biết.
Xem lời giải
2. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay
a) Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc
Câu 1. Các tư liệu 5, 6 thể hiện điều gì về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam?
Xem lời giải
Câu 2. Tóm tắt một số nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước (về kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh, quốc phòng).
Xem lời giải
Câu 3. Thông qua sách, báo, truyền hình, internet hoặc quan sát thực tế ở địa phương, em hãy kể tên một số chương trình thể hiện những nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.
Xem lời giải
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Luyện tập
Câu 1. Nêu một số nhận xét của em về quá trình hình thành và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.
Xem lời giải
Câu 2.
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”
(Hồ Chí Minh)
Em hiểu như thế nào về quan điểm trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Lấy những dẫn chứng lịch sử để chứng minh cho luận giải của em.
Xem lời giải
Vận dụng
Câu 1. Hiện nay, trong danh sách Di sản văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh, có nhiều di sản thuộc về cộng đồng các dân tộc thiểu số. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 dòng) giới thiệu về một di sản của đồng bào dân tộc thiểu số mà em thích nhất.
Xem lời giải
Câu 2. Nếu trường em hoặc tổ dân phố làng bản nơi em đang sinh sống phát động cuộc thi vẽ tranh hoặc sưu tầm hình ảnh và viết bài tham gia Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, em sẽ lựa chọn hình ảnh, bài viết nào? Tại sao?