4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Chứng minh cơ cấu ngành công nghiệp của Liên Bang Nga đa dạng và phân bố rộng khắp ở các vùng trong nước.
Câu 2: Cuộc xung đột giữa Nga và U-crai-na đã châm ngòi cho một loại các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Nga. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, nền kinh tế của Nga vẫn vững vàng và tăng trưởng vượt xa kỳ xọng. Theo em, tại sao kinh tế Nga vững vàng trước những lệnh trừng phạt từ châu Âu?
Câu 3: Tìm hiểu về mối quan hệ kinh tế giữa Liên bang Nga và Việt Nam.
Bài Làm:
Câu 1:
- Nhờ những thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật hiện đại, ngành công nghiệp Liên bang Nga phát triển với nhiều trung tâm công nghiệp lớn, tập trung chủ yếu ở khu vực phía tây lãnh thổ.
- Cơ cấu công nghiệp đa dạng bao gồm các ngành công nghiệp truyền thống và các ngành công nghiệp hiện đại. Nhiều sản phẩm công nghiệp của quốc gia đứng đầu thế giới:
+ Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn mang lại doanh thu lớn, đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của liên bang nga.
+ Công nghiệp dầu mỏ, khí tự nhiên tập trung chủ yếu ở đông bằng Tây Xibia, khu vực dãy U-ran…
+ Công nghiệp cơ khí là ngành công nghiệp hàng đầu của liên bang nga, chiếm gần 30% trong cơ cấu công nghiệp tập trung chủ yếu ở Matxcơva, Xanh Petécbua…
+ Liên bang nga là một trong những cường quốc hàng đầu thế giới về công nghiệp hàng không vũ trụ, công nghiệp quốc phòng, năng lượng nguyên tử, công nghiệp điện tử, tin học…
Câu 2:
Nền kinh tế Nga vẫn vững vàng trước những lệnh trừng phạt từ châu Âu vì:
- Với nguồn nhiên liệu dồi dào, Nga vẫn xuất khẩu được năng lượng và điều này đã hỗ trợ đáng kể cho nền kinh tế của Nga.
- Người dân đã có kinh nghiệm đối mặt với các khủng hoảng kinh tế.
- Chính phủ Nga đã ban hành những chính sách để ngăn chặn lạm phát và sự sụp dổ của nền kinh tế.
Câu 3:
- Quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã được nâng tầm lên Đối tác chiến lược toàn diện. Cơ hội hợp tác đang được mở ra khi hai nước tiến hành chính sách đổi mới nền kinh tế. Đặc biệt, tháng 10/2016, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU), điều này góp phần quan trọng thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương phát triển lên tầm cao mới.
- Mặc dù có những khó khăn do Nga bị áp đặt các biện pháp trừng phạt, nhưng động lực hợp tác tích cực trong lĩnh vực kinh tế với Việt Nam vẫn tiếp tục. Khối lượng kim ngạch thương mại song phương giảm nhẹ, nhưng Việt Nam vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong số các nước thành viên ASEAN.
- Hai bên đang tích cực phối hợp tổ chức các sự kiện và buổi làm việc dưới hình thức đối thoại kinh doanh giữa các doanh nghiệp hai nước tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg năm 2022 (SPIEF-2022) và một sự kiện văn hóa nhân kỷ niệm 10 năm Quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam-Liên bang Nga.