Đề cương ôn tập Toán 10 chân trời sáng tạo học kì 2

Đề cương ôn tập môn Toán lớp 10 bộ sách Chân trời sáng tạo mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức học được của môn Toán 10. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 2 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Chủ đề: Bất phương trình bậc hai một ẩn

- Tam thức bậc hai: $f(x)=ax^{2}+bx+c$ ($a\neq 0$)

- $\Delta =b^{2}-4ac$ là biệt thức, $\Delta '=(\frac{b}{2})^{2}-ac$ là biệt thức thu gọn của f(x)

- Tam thức bậc hai: $f(x)=ax^{2}+bx+c$ ($a\neq 0$):

+ $\Delta <0$ thì f(x) cùng dấu với a với mọi x

+ $\Delta =0$ và $x_{0}=-\frac{b}{2a}$ là nghiệm kép của f(x) thì f(x) cùng dấu với a với mọi x khác $x_{0}$

+ $\Delta >0$ và $x_{1},x^{2}$ ($x_{1}<x^{2}$) là hai nghiệm thì f(x) trái dấu với a với mọi x thuộc ($x_{1},x^{2}$); cùng dấu với a với mọi x thuộc $(-\infty ;x_{1})$, $(x_{2};+\infty )$

- Bất phương trình bậc hai một ẩn:

$ax^{2}+bx+c\leq 0,ax^{2}+bx+c<0,ax^{2}+bx+c\geq 0,ax^{2}+bx+c>0$ ($a\neq 0$)

Chủ đề: Tổ hợp

- Quy tắc cộng: Một công việc được thực hiện theo phương án A (m cách thực hiện) hoặc phương án B (n cách thực hiện) thì có m + n cách thực hiện

- Quy tắc nhân: Một công việc được chia thành hai công đoạn, công đoạn 1 có m cách, ứng với mỗi cách có n cách thực hiện công đoạn 2 thì có m.n cách thực hiện

- Hoán vị: $P_{n}=n(n-1)(n-2)...2.1$ ($n\geq 1$)

- Chỉnh hợp: $A_{n}^{k}=n(n-1)(n-2)...(n-k+1)=\frac{n!}{(n-k)!}$ ($1\leq k\leq n$)

- Tổ hợp: $C_{n}^{k}=\frac{n!}{k!(n-k)!}$ ($1\leq k\leq n$)

- $C_{n}^{k}=C_{n}^{n-k} (0\leq k\leq n)$

- Nhị thức Newton:

$(a+b)^{4}=C_{4}^{0}a^{4}+C_{4}^{1}a^{3}b+C_{4}^{2}a^{2}b^{2}+C_{4}^{3}ab^{3}+C_{4}^{4}b^{4}=a^{4}+4a^{3}b+6a^{2}b^{2}+4ab^{3}+b^{4}$

$(a+b)^{5}=C_{5}^{0}a^{5}+C_{5}^{1}a^{4}b+C_{5}^{2}a^{3}b^{2}+C_{5}^{3}a^{2}b^{3}+C_{5}^{4}ab^{4}+C_{5}^{5}b^{5}=a^{5}+5a^{4}b+10a^{3}b^{2}+$

$10a^{2}b^{3}+5ab^{4}+b^{5}$

Chủ đề: Tọa độ vectơ

- $\vec{a}=(x;y)\Leftrightarrow \vec{a}=x\vec{i}+y\vec{j}$

- Nếu $\vec{a}=(x;y)$, $\vec{b}=(x';y')$ thì $\vec{a}=\vec{b}\Leftrightarrow \begin{cases}x& = x'\\ y& = y'\end{cases}$

- Cho $\vec{a}=(a_{1};a_{2})$, $\vec{b}=(b_{1};b_{2})$, số thực k:

$\vec{a}+\vec{b}=(a_{1}+b_{1};a_{2}+b_{2})$

$\vec{a}-\vec{b}=(a_{1}-b_{1};a_{2}-b_{2})$

$k\vec{a}=(ka_{1};ka_{2})$

$\vec{a}.\vec{b}=a_{1}.b_{1}+a_{2}.b_{2}$

- Cho $A(x_{A};y_{A})$,$ B(x_{B};y_{B})$ thì $\vec{AB}=(x_{B}-x_{A};y_{B}-y_{A})$

- Cho $A(x_{A};y_{A})$,$ B(x_{B};y_{B})$; $M(x_{M};y_{M})$ là trung điểm của AB thì:

$x_{M}=\frac{x_{A}+x_{B}}{2},y_{M}=\frac{y_{A}+y_{B}}{2}$

- Tam giác ABC có $A(x_{A};y_{A})$,$ B(x_{B};y_{B})$, $C(x_{C};y_{C})$; $G(x_{G};y_{G})$ là trọng tâm tam giác thì: 

$x_{G}=\frac{x_{A}+x_{B}+x_{C}}{3},y_{G}=\frac{y_{A}+y_{B}+y_{C}}{3}$

- Cho $\vec{a}=(a_{1};a_{2})$, $\vec{b}=(b_{1};b_{2})$, $A(x_{A};y_{A})$, $B(x_{B};y_{B})$:

$\vec{a}\perp \vec{b}\Leftrightarrow a_{1}b_{1}+a_{2}b_{2}=0$

$\vec{a}$, $\vec{b}$ cùng phương $\Leftrightarrow a_{1}b_{2}-a_{2}b_{1}=0$

$\left | \vec{a} \right |=\sqrt{a_{1}^{2}+a_{2}^{2}}$

$AB=\sqrt{(x_{B}-x_{A})^{2}+(y_{B}-y_{A})^{2}}$

$\cos (\vec{a},\vec{b})=\frac{\vec{a}.\vec{b}}{\left | \vec{a} \right |.\left | \vec{b} \right |}=\frac{a_{1}b_{1}+a_{2}b_{2}}{\sqrt{a_{1}^{2}+a_{2}^{2}}.\sqrt{b_{1}^{2}+b_{2}^{2}}}$ $(\vec{a}, \vec{b}\neq \vec{0})$

Chủ đề: Phương trình đường thẳng

- Vec tơ chỉ phương $\vec{u}$ của đường thẳng $\Delta $ ($\vec{u}\neq \vec{0}$) có giá song song hoặc trùng $\Delta $

- Vectơ pháp tuyến $\vec{n}$ của đường thẳng $\Delta $ ($\vec{n}\neq \vec{0}$) vuông góc với vectơ chỉ phương của $\Delta $

- Nếu $\Delta $ có vectơ pháp tuyến $\vec{n}$ = (a;b) thì $\vec{u}$ = (b;-a) hoặc $\vec{u}$ = (-b;a) là vectơ chỉ phương 

- Phương trình tham số của $\Delta $ đi qua $M_{0}(x_{0};y_{0})$, vectơ chỉ phương $\vec{u}=(u_{1};u_{2})$:

$\begin{cases}x& = x_{0}+tu_{1}\\ y& = y_{0}+tu_{2}\end{cases} (u_{1}^{2}+u_{2}^{2}>0,t\in \mathbb{R})$

- Phương trình tổng quát: ax + by + c = 0 (a, b không đồng thời bằng 0); vectơ pháp tuyến $\vec{n}$ = (a;b)

- Nếu $\vec{n_{1}}$, $\vec{n_{2}}$ cùng phương; P tùy ý thuộc $\Delta _{1}$:

+ $P\in \Delta _{2}$ thì $\Delta _{1}\equiv \Delta _{2}$

+ $P\notin \Delta _{2}$ thì $\Delta _{1}$ // $\Delta _{2}$

- Nếu $\vec{n_{1}}$, $\vec{n_{2}}$ không cùng phương thì $\Delta _{1}\cap  \Delta _{2}$ tại $M(x_{0};y_{0})$ là nghiệm của:

$\begin{cases}a_{1}x+b_{1}y+c_{1}& =0\\ a_{2}x+b_{2}y+c_{2}& =0\end{cases}$

- Góc giữa hai đường thẳng: $(\widehat{\Delta _{1},\Delta _{2}})$ hoặc $(\Delta _{1},\Delta _{2})$ $(0^{\circ}\leq \alpha \leq 90^{\circ})$

- Công thức góc giữa hai đường thẳng: $\cos (\Delta _{1},\Delta _{2})=\frac{\left | a_{1}a_{2}+b_{1}b_{2} \right |}{\sqrt{a_{1}^{2}+b_{1}^{2}}.\sqrt{a_{2}^{2}+b_{2}^{2}}}$

- Khoảng cách từ $M_{0}$ đến $\Delta $: $d(M_{0},\Delta )=\frac{\left | ax_{0}+by_{0}+c \right |}{\sqrt{a^{2}+b^{2}}}$

Chủ đề: Phương trình đường tròn

- Phương trình đường tròn có tâm I(a;b), bán kính R: $(x-a)^{2}+(y-b)^{2}=R^{2}$

Hoặc $x^{2}+y^{2}-2ax-2by+c=0$, $c=a^{2}+b^{2}-R^{2}$

- Phương trình tiếp tuyến của đường tròn tâm I(a;b) tại $M_{0}(x_{0};y_{0})$: $(a-x_{0})(x-x_{0})+(b-y_{0})(y-y_{0})=0$

Chủ đề: Ba đường Conic

- Elip:

+ Phương trình chính tắc: $M(x;y)\in (E)\Leftrightarrow \frac{x^{2}}{a^{2}}+\frac{y^{2}}{b^{2}}=1$ ($b=\sqrt{a^{2}-c^{2}}$)

+ $F_{1}$, $F_{2}$ là tiêu điểm

+ $F_{1}F_{2}=2c$ (a > c) là tiêu cự

+ $MF_{1}+MF_{2}=2a$

- Hypebol:

+ Phương trình chính tắc: $M(x;y)\in (H)\Leftrightarrow \frac{x^{2}}{a^{2}}-\frac{y^{2}}{b^{2}}=1$ ($b=\sqrt{c^{2}-a^{2}}$)

+ $F_{1}$, $F_{2}$ là tiêu điểm

+ $F_{1}F_{2}=2c$ (c > a) là tiêu cự

+ |$MF_{1}-MF_{2}$| = 2a

- Parabol:

+ Phương trình chính tắc: $M(x;y)\in (P)\Leftrightarrow y^{2}=2px$

+ F là tiêu điểm; $\Delta $ là đường chuẩn

+ M thuộc (P) cách đều F và $\Delta $

Chủ đề: Xác suất

- Xác suất của biến cố A: $P(A)=\frac{n(A)}{n(\Omega )}$ $(0\leq P(A)\leq 1)$

- Biến cố "Không xảy ra A" ($\bar{A}$) là biến cố đối của biến cố A: $\bar{A}=\Omega \setminus A$; $P(\bar{A})+P(A)=1$

- Nguyên lí xác suất bé: Nếu một biến cố có xác suất rất bé thì trong một phép thử, biến cố đó sẽ không xảy ra

Bài tập & Lời giải

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP

Dạng 1: Bất phương trình bậc hai một ẩn

Bài tập 1: Tìm m để biểu thức f(x) = $(m^{2}+2)x^{2}-2(m-2)x+2$ luôn dương.

Bài tập 2: Xác định tập nghiệm của phương trình (2x - 1)(x + 3) - 3x + 1 $\leq $ (x - 1)(x + 3) + $x^{2}$ - 5 

Xem lời giải

Dạng 2: Tổ hợp

Bài tập 1: Xếp 6 người A, B, C, D, E, F thành một hàng dọc. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp nếu A và F đứng đầu và cuối hàng.

Bài tập 2: Trong khai triển $(x+2y)^{5}$, hỏi số hạng thứ mấy chứa $x^{2}y^{3}$?

Xem lời giải

Dạng 3: Tọa độ vectơ

Bài tập 1: Cho $\vec{a}$ = (2;1), $\vec{b}$ = (1;5), $\vec{c}$ = (3;8)

a) Tìm tọa độ của vectơ $\vec{u}=\vec{a}+2\vec{b}-5\vec{c}$

b) Tìm tọa độ vectơ sao cho $\vec{x}-\vec{a}=\vec{b}+\vec{c}$

c) Tìm các số m, n để $\vec{c}=m\vec{a}+n\vec{b}$

Bài tập 2: Trong mặt phẳng Oxy, cho ba điểm A(m-1;-1), B(2;2-2m), C(m+3;3). Tìm m để ba điểm A, B, C thẳng hàng.

Xem lời giải

Dạng 4: Phương trình đường thẳng

Bài tập 1: Tìm m để hai đường thẳng $d_{1}$, $d_{2}$ vuông góc với nhau, trong đó:

$d_{1}:\begin{cases}x& = -1+mt\\ y& = -2-2t\end{cases}$ và $d_{2}:\begin{cases}x& = 2-2t'\\ y& = -8+(4+m)t'\end{cases}$

Bài tập 2: Tính góc giữa hai đường thẳng sau: $d_{1}$: 2x + $2\sqrt{3}$y + 4 = 0; $d_{2}$: y - 4 = 0.

Xem lời giải

Dạng 5: Phương trình đường tròn

Bài tập 1: Lập phương trình đường tròn (C) biết đường tròn đi qua ba điểm A(-1;3), B(3;5), C(4;-2)

Bài tập 2: Cho đường tròn (C) có phương trình: $x^{2}+y^{2}-4x+8y+18=0$. Viết phương trình tiếp tuyến của (C) đi qua A(1;1)

Xem lời giải

Dạng 6: Ba đường Conic

Bài tập 1: Cho (E): $4x^{2}+25y^{2}=36$. Xác định độ dài tiêu cự của elip đã cho.

Bài tập 2: Cho (P): $y^{2}=8x$, điểm M thuộc (P) và có hoành độ bằng 3. Tính độ dài đoạn thẳng MF.

Xem lời giải

Dạng 7: Xác suất

Bài tập 1: Trong một hộp có 20 viên bi, trong đó có 8 viên bi màu đỏ, 7 viên bi màu xanh và 5 viên bi màu vàng. Lấy ngẫu nhiên 3 viên bi. Tính xác suất để 3 viên bi lấy ra đều màu đỏ. 

Bài tập 2: Chọn ngẫu nhiên 2 học sinh từ một tổ có 9 học sinh. Biết rằng xác suất chọn được 2 học sinh nữ bằng $\frac{5}{18}$. Hỏi tổ đó có bao nhiêu học sinh nữ?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Đề cương ôn tập lớp 10 chân trời sáng tạo, hay khác:

Để học tốt Đề cương ôn tập lớp 10 chân trời sáng tạo, loạt bài giải bài tập Đề cương ôn tập lớp 10 chân trời sáng tạo đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập