A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Chủ đề: Mệnh đề. Tập hợp
- Mệnh đề là một khẳng định đúng hoặc sai (không thể vừa đúng vừa sai)
- Mệnh đề phủ định $\bar{P}$: Nếu P đúng thì $\bar{P}$ sai, nếu P sai thì $\bar{P}$ đúng
- Mệnh đề kéo theo: P $\Rightarrow $ Q. Mệnh đề kéo theo chỉ sai khi P đúng và Q sai. P là điều kiện đủ để có Q, Q là điều kiện cần để có P
- Mệnh đề đảo: Q $\Rightarrow $ P
- Nếu P $\Rightarrow $ Q và Q $\Rightarrow $ P đều đúng thì P và Q là hai mệnh đề tương đương ($P\Leftrightarrow Q $)
- Mệnh đề "$\forall x\in M,P(x)$" đúng nếu với mọi $x_{0}\in M,P(x_{0})$ đúng
Mệnh đề "$\exists x\in M,P(x)$" đúng nếu có $x_{0}\in M$ sao cho $P(x_{0})$ đúng
- $\mathbb{N}\subset \mathbb{Z}\subset \mathbb{Q}\subset \mathbb{R}$
- A = B nếu $A\subset B$ và $B\subset A$
- Một số tập con của tập số thực:
- Hợp hai tập hợp: $A\cup B=$ {x | x $\in $ A hoặc x $\in $ B}
- Giao hai tập hợp: $A\cap B=$ {x | x $\in $ A và x $\in $ B}
- Hiệu hai tập hợp: A \ B = {x | x $\in $ A và x $\notin $ B}
- Phần bù của tập con: $C_{U}A$
Chủ đề: Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn
- Bất phương trình bậc nhất hai ẩn x, y: ax + by + c < 0; ax + by + c > 0; ax + by + c $\leq $ 0; ax + by + c $\geq $ 0 (a, b không đồng thời bằng 0)
- Biểu diễn miền nghiệm bất phương trình:
+ Trên mặt phẳng Oxy, vẽ $\Delta $: ax + by + c = 0
+ Lấy $(x_{0};y_{0})$ không thuộc $\Delta $. Tính $ax_{0}+by_{0}+c$
+ Nếu $ax_{0}+by_{0}+c$ < 0 thì miền nghiệm là nửa mặt phẳng (không kể $\Delta $) chứa $(x_{0};y_{0})$
Nếu $ax_{0}+by_{0}+c$ > 0 thì miền nghiệm là nửa mặt phẳng (không kể $\Delta $) không chứa $(x_{0};y_{0})$
- Biểu diễn miền nghiệm hệ bất phương trình:
+ Biểu diễn miền nghiệm của mỗi bất phương trình trong hệ trên cùng mặt phẳng tọa độ
+ Giao các miền nghiệm là miền nghiệm của hệ bất phương trình
Chủ đề: Hàm số bậc hai và đồ thị
- Hàm số y = f(x) xác định trên khoảng (a;b):
+ Hàm số đồng biến trên (a;b) nếu $\forall x_{1},x_{2}\in (a;b),x_{1}<x_{2}\Rightarrow f(x_{1})<f(x_{2})$
+ Hàm số nghịch biến trên (a;b) nếu $\forall x_{1},x_{2}\in (a;b),x_{1}<x_{2}\Rightarrow f(x_{1})>f(x_{2})$
- Hàm số bậc hai: y = f(x) = $ax^{2}+bx+c$ ($a\neq 0$). Tập xác định $\mathbb{R}$
- Đồ thị hàm số bậc hai là một parabol đỉnh S($-\frac{b}{2a};-\frac{\Delta }{4a}$), trục đối xứng x = $-\frac{b}{2a}$:
+ Bề lõm quay lên nếu a > 0, quay xuống nếu a < 0
+ Đồ thị đi qua điểm có tọa độ (0;c)
- Sự biến thiên của hàm số bậc hai:
Chủ đề: Hệ thức lượng trong tam giác
- Giá trị lượng giác của hai góc bù nhau:
$\sin (90^{\circ}-\alpha )=\cos \alpha $
$\cos (90^{\circ}-\alpha )=\sin \alpha $
$\tan (90^{\circ}-\alpha )=\cot \alpha $
$\cot (90^{\circ}-\alpha )=\tan \alpha $
- Với mọi $\alpha $ thỏa mãn $0^{\circ}\leq \alpha \leq 180^{\circ}$:
$\sin (180^{\circ}-\alpha )=\sin \alpha$
$\cos (180^{\circ}-\alpha )=-\cos \alpha $
$\tan (180^{\circ}-\alpha )=-\tan \alpha (\alpha \neq 90^{\circ})$
$\cot (180^{\circ}-\alpha )=-\cot \alpha (0^{\circ}<\alpha <180^{\circ})$
- Bảng giá trị lượng giác một số góc đặc biệt:
- Định lí Côsin: Tam giác ABC có BC = a, CA = b, AB = c
$a^{2}=b^{2}+c^{2}-2bc\cos A$
$b^{2}=c^{2}+a^{2}-2ca\cos B$
$c^{2}=a^{2}+b^{2}-2ab\cos C$
- Định lí Sin: Tam giác ABC có BC = a, CA = b, AB = c, R - bán kính đường tròn ngoại tiếp: $\frac{a}{\sin A}=\frac{b}{\sin B}=\frac{c}{\sin C}=2R$
- Công thức tính diện tích tam giác:
$S=\frac{1}{2}ah_{a}=\frac{1}{2}bh_{b}=\frac{1}{2}ch_{c}$
$S=\frac{1}{2}ab\sin C=\frac{1}{2}bc\sin A=\frac{1}{2}ac\sin B$
$S=\frac{abc}{4R}$
$S=pr$
$S=\sqrt{p(p-a)(p-b)(p-c)}$ (công thức Heron)
Chủ đề: Vectơ
- Hai vectơ cùng phương nếu giá song song hoặc trùng nhau
- $\vec{a}=\vec{b}$ nếu cùng hướng và cùng độ dài
- Tổng hai vectơ:
+ Quy tắc ba điểm: $\vec{MN}+\vec{NP}=\vec{MP}$
+ Quy tắc hình bình hành: Nếu OABC là hình bình hành thì $\vec{OA}+\vec{OC}=\vec{OB}$
- Tính chất phép cộng vectơ:
+ Giao hoán: $\vec{a}+\vec{b}=\vec{b}+\vec{a}$
+ Kết hợp: $(\vec{a}+\vec{b})+\vec{c}=\vec{a}+(\vec{b}+\vec{c})$
+ $\vec{a}+\vec{0}=\vec{0}+\vec{a}=\vec{a}$
- Hiệu hai vectơ: $\vec{a}-\vec{b}=\vec{a}+(-\vec{b})$
- M là trung điểm của AB khi và chỉ khi $\vec{MA}+\vec{MB}=\vec{0}$
- G là trọng tâm tam giác ABC khi và chỉ khi $\vec{GA}+\vec{GB}+\vec{GC}=\vec{0}$
- Tích của một số và một vectơ: k$\vec{a}$ ($k\neq 0$; $\vec{a}\neq \vec{0}$)
+ k$\vec{a}$ cùng hướng với $\vec{a}$ nếu k > 0
+ k$\vec{a}$ ngược hướng với $\vec{a}$ nếu k < 0
+ Độ dài: |k|.|$\vec{a}$|
- Tính chất:
$k(\vec{a}+\vec{b})=k\vec{a}+k\vec{b}$
$(h+k)\vec{a}=h\vec{a}+k\vec{a}$
$h(k\vec{a})=(hk)\vec{a}$
$1.\vec{a}=\vec{a}$
$(-1).\vec{a}=-\vec{a}$
- $\vec{a}$ và $\vec{b}$ cùng phương khi và chỉ khi $\vec{a}=k\vec{b}$
- Tích vô hướng hai vectơ: $\vec{a}.\vec{b}=\left | \vec{a} \right |.\left | \vec{b} \right |.\cos (\vec{a};\vec{b})$
- Tính chất:
$\vec{a}.\vec{b}=\vec{b}.\vec{a}$
$\vec{a}(\vec{b}+\vec{c})=\vec{a}.\vec{b}+\vec{a}.\vec{c}$
$(k\vec{a}).\vec{b}=k(\vec{a}.\vec{b})=\vec{a}.(k\vec{b})$
Chủ đề: Số gần đúng và sai số
- Số gần đúng: a; số đúng: $\bar{a}$; độ chính xác d; sai số tuyệt đối: $\Delta _{a}=\left | \bar{a}-a \right |$
- Sai số tương đối: $\delta _{a}=\frac{\Delta _{a}}{\left | a \right |}$
- Xác định số quy tròn:
+ Tìm hàng của chữ số khác 0 đầu tiên bên trái của d
+ Quy tròn số a ở hàng gấp 10 lần hàng tìm được ở Bước 1
Chủ đề: Số trung bình. Trung vị. Mốt
- Số trung bình: $\bar{x}=\frac{x_{1}+x_{2}+...+x_{n}}{n}$
hoặc mẫu số liệu có dạng bảng tần số:
thì $\bar{x}=\frac{n_{1}x_{1}+n_{2}x_{2}+...+n_{k}x_{k}}{n}$
- Trung vị:
+ Nếu $n=2k+1,k\in \mathbb{N}$ thì $M_{e}=x_{k+1}$
+ Nếu $n=2k,k\in \mathbb{N}$ thì $M_{e}=\frac{1}{2}(x_{k}+x_{k+1})$
- Tứ phân vị: Tứ phân vị thứ nhất ($Q_{1}$), thứ hai ($Q_{2}$), thứ ba ($Q_{3}$) chia mẫu số liệu thành bốn phần đều nhau ($Q_{2}$: trung vị của mẫu; $Q_{1}$: trung vị của nửa số liệu bên trái $Q_{2}$; $Q_{3}$: trung vị của nửa số liệu bên phải $Q_{2}$
- Mốt ($M_{o}$): giá trị có tần số lớn nhất
- Khoảng biến thiên: $R=x_{n}-x_{1}$
- Khoảng tứ phân vị: $\Delta _{Q}=Q_{3}-Q_{1}$
- Phương sai: $S^{2}=\frac{1}{n}\left [ (x_{1}-\bar{x})^{2}+(x_{2}-\bar{x})^{2}+...+(x_{n}-\bar{x})^{2} \right ]$
- Độ lệch chuẩn: $S=\sqrt{S^{2}}$
Bài tập & Lời giải
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP
Dạng 1: Mệnh đề. Tập hợp
Bài tập 1: Xét tính đúng, sai của mệnh đề đảo của các mệnh đề dưới đây:
a) Nếu số tự nhiên n có tổng các chữ số bằng 9 thì số tự nhiên n chia hết cho 3
b) Nếu x > y thì $x^{3}>y^{3}$
c) Nếu x = y thì t.x = t.y
Bài tập 2: Viết mỗi tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của nó:
a) A = {$x\in \mathbb{R}$ | $(x^{2}-10x+21)(x^{3}-x)=0$}
b) B = {$x\in \mathbb{Z}$ | $\left | x+2 \right |\leq 3$}
c) C = {$x\in \mathbb{N}$ | x+3 < 4+2x; 5x-3 < 4x-1}
Xem lời giải
Dạng 2: Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài tập 1: Chứng minh bất phương trình sau vô nghiệm:
$\sqrt{1+2(x-3)^{2}}+\sqrt{5-4x+x^{2}}<\frac{3}{2}$
Bài tập 2: Giải hệ bất phương trình: $\begin{cases}6x+\frac{5}{7}& <4x+7\\ \frac{8x+3}{2}& <2x+5\end{cases}$
Xem lời giải
Dạng 3: Hàm số bậc hai và đồ thị
Bài tập 1: Xét sự biến thiên của hàm số: $y=\sqrt{4x+5}+\sqrt{x-1}$ trên tập xác đinh của nó
Bài tập 2: Vẽ đồ thị của hàm số bậc hai $y=x^{2}+2x+1$
Xem lời giải
Dạng 4: Hệ thức lượng trong tam giác
Bài tập 1: Cho tam giác ABC có a = 12 cm, $\widehat{B}=70^{\circ}, \widehat{C}=35^{\circ}$
a) Tính các cạnh và góc còn lại của tam giác
b) Tính bán kính R của đường tròn ngoại tiếp tam giác
Bài tập 2: Cho tam giác ABC có a = 13 cm, b = 14 cm, c = 15 cm
a) Tính $\widehat{A}$, $\cos B $, $\tan C$
b) Tính diện tích của tam giác
Xem lời giải
Dạng 5: Vectơ
Bài tập 1: Cho tam giác ABC có AM là trung tuyến. Gọi I là trung điểm của AM và K là một điểm trên cạnh AC sao cho AK = $\frac{1}{3}$AC. Chứng minh ba điểm B, I, K thẳng hàng.
Bài tập 2: Cho tam giác ABC. Các điểm M, N, P lần lượt là trung điểm của AB, AC, BC.
a) Tìm $\vec{AM}-\vec{AN}$; $\vec{MN}-\vec{NC}$; $\vec{MN}-\vec{PN}$; $\vec{BP}-\vec{CP}$
b) Phân tích $\vec{AM}$ theo hai vectơ $\vec{MN}$; $\vec{MP}$
Xem lời giải
Dạng 6: Số gần đúng và sai số
Bài tập 1: Cho số gần đúng a = 3,1463, $\bar{a}$ = 3,1463 $\pm $ 0,001. Hỏi số quy tròn của số gần đúng a là bao nhiêu?
Bài tập 2: Tính chu vi của mảnh ruộng hình chữ nhật biết chiều dài a = 63m $\pm $ 0,5m và chiều rộng b = 43m $\pm $ 0,5m.
Xem lời giải
Dạng 7: Số trung bình. Trung vị. Mốt
Bài tập 1: Một nhóm 10 học sinh tham gia một bài kiểm tra. Số điểm thi của 10 học sinh đó được xếp từ thấp đến cao (theo thang điểm 100) như sau: 42; 47; 51; 60; 63; 72; 85; 87; 91; 95. Tìm điểm trung bình, trung vị, mốt của mẫu số liệu.
Bài tập 2: Lớp 10A1 làm bài thi môn Toán với cùng một đề thi. Kết quả thi được ghi ở bảng phân bố tần số sau:
Điểm thi |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Tổng |
Tần số |
3 |
7 |
12 |
14 |
3 |
1 |
40 |
Hãy tính số trung bình, phương sai và độ lệch chuẩn.