Dạng 2: Quang hợp ở thực vật
Bài tập 1: Nêu khái niệm và viết phương trình tổng quát của quang hợp.
Bài tập 2: Trả lời các ý sau:
a) Trình bày vai trò của lá cây với chức năng quang hợp.
b) Ở các loài cây có lá biến đổi như xương rồng, cành giao, … bộ phận nào trên cây sẽ thực hiện quá trình quang hợp?
Bài tập 3: Một số loại cây như: cây lưỡi hổ, cây kim tiền, cây vạn niên thanh, ... là các loại cây cảnh trồng trong nhà mà vẫn tươi tốt. Em hãy giải thích cơ sở khoa học của hiện tượng đó.
Bài Làm:
Bài tập 1: Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng. Trong đó, năng lượng ánh sáng mặt trời được lục lạp ở lá cây hấp thụ, chuyển hoá thành dạng năng lượng hoá học tích trữ trong các hợp chất hữu cơ (glucose, tinh bột), đồng thời giải phóng khí oxygen.
Phương trình tổng quát:
Ánh sáng
Nước + carbon dioxide → Glucose + Oxygen
Diệp lục
Bài tập 2:
a) Các đặc điểm về cấu tạo và hình thái giúp lá thực hiện chức năng quang hợp như:
- Phiến lá có dạng bản mỏng, diện tích bề mặt rộng giúp thu nhận được nhiều ánh sáng.
- Trên phiến lá có nhiều gân giúp vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm quang hợp
- Lớp biểu bì lá có nhiều khí khổng (là nơi carbon dioxide đi từ bên ngoài vào bên trong lá và khí oxygen đi từ trong lá ra ngoài môi trường).
- Lá chứa nhiều lục lạp (bào quan quang hợp) chứa diệp lục có khả năng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng sánh sáng. Chất hữu cơ được tổn hợp tại lục lạp.
b) Ở các loài cây có lá biến đổi như xương rồng, cành giao, … phần thân non màu xanh thực hiện quang hợp. Các phần xanh của cây (thân) có sắc tố diệp lục nên vẫn thực hiện được quang hợp.
Bài tập 3: Những cây cảnh trồng trong nhà mà vẫn tươi tốt vì những cây này có khả năng quang hợp trong điều kiện ánh sáng yếu ở trong nhà. Nhờ đó, cây vẫn có đủ nguồn chất hữu cơ, năng lượng để cây vẫn tươi tốt.