Dạng bài tập bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

PHẦN SƠ LƯỢC BẢNG TUẦN HOÀN NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

Bài tập 1: Quan sát ô nguyên tố và trả lời các câu hỏi sau:

Quan sát ô nguyên tố và trả lời các câu hỏi sau:  a) Em biết được thông tin gì trong ô nguyên tố aluminium?  b) Nguyên tố aluminium này nằm ở vị trí nào (ô, nhóm, chu kì) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?

a) Em biết được thông tin gì trong ô nguyên tố aluminium?

b) Nguyên tố aluminium này nằm ở vị trí nào (ô, nhóm, chu kì) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?

Bài tập 2: Nguyên tố xenon (Xe) có 8 electron ở lớp ngoài cùng. Hãy cho biết xenon là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Ở điều kiện thường xenon tồn tại ở thể nào?

Bài tập 3: Cho các nguyên tố hoá học sau: H, Mg, B, Na, S, O, P, Ne, He, Al.

a) Những nguyên tố nào thuộc cùng một nhóm?

b) Những nguyên tố nào thuộc cùng một chu kì?

c) Những nguyên tố nào là kim loại? Phi kim? Khí hiếm?

Bài tập 4: Hãy cho biết vị trí của nguyên tố Y trong bảng tuần hoàn (ô, chu kì, nhóm), biết vỏ nguyên tử của nguyên tố Y có 2 lớp electron, trong đó lớp ngoài cùng có 4 electron. Từ đó cho biết Y là kim loại, phi kim hay khí hiếm?

Bài Làm:

Bài tập 1:

a) Ô nguyên tử aluminium cho biết các thông tin:

  • Số hiệu nguyên tử: 13
  • Kí hiệu hóa học: Al
  • Tên nguyên tố: Aluminium
  • Khối lượng nguyên tử: 27 amu.

b) Vì lớp đầu tiên gần sát hạt nhân chứa tối đa 2 electron; từ lớp thứ hai trở đi chứa tối đa 8 electron, …

=> 13 = 2 + 8 + 3

Nguyên tố aluminium nằm ở ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Bài tập 2: Vì có 8 electron ở lớp vỏ nguyên tử nên Xe thuộc nhóm VIIIA - nguyên tố khí hiếm, là chất khí ở điều kiện thường.

Bài tập 3: 

a) Những nguyên tố thuộc cùng một nhóm: (H, Na), (B, Al), (S, O), (He, Ne).

b) Những nguyên tố thuộc cùng một chu kì: (H, He), (B, O, Ne), (Na, Mg, Al, P, S).

c) Những nguyên tố là kim loại: Na, Mg, Al, B; phi kim: O, P, S; khí hiếm: He, Ne.

Bài tập 4: 

  • Nguyên tử Y có 4 electron ở lớp ngoài cùng => M nằm ở nhóm IVA
  • Nguyên tử Y có 2 lớp electron => M nằm ở chu kì 2
  • Y có tổng số electron là 2 + 4 = 6

=> Y thuộc ô số 6, nằm ở nhóm IVA, chu kì 2

  • Y thuộc nhóm IVA, chu kì 2 nên Y là phi kim.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Đề cương ôn tập Hóa học 7 chân trời sáng tạo học kì 1

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP

PHẦN NGUYÊN TỬ

Dạng 1: Cấu tạo nguyên tử

Bài tập 1: Nguyên tử nitrogen và silicon có số electron lần lượt là 7 và 14 (sơ đồ cấu tạo như hình vẽ). Hãy cho biết nguyên tử nitrogen và silicon có bao nhiêu proton, bao nhiêu lớp electron và có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng.

Nguyên tử nitrogen và silicon có số electron lần lượt là 7 và 14 (sơ đồ cấu tạo như hình vẽ). Hãy cho biết nguyên tử nitrogen và silicon có bao nhiêu proton, bao nhiêu lớp electron và có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng.

Bài tập 2: Trong hạt nhân nguyên tử của neon có 10 proton. Em hãy xác định số electron trong nguyên tử, số lớp electron, số electron lớp ngoài cùng và vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử neon.

Bài tập 3: Tổng số hạt proton, nơtron, electron của một nguyên tố X là 40, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Xác định số p, số n, số e của X và vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử của nguyên tố X.

Xem lời giải

Dạng 2: Khối lượng nguyên tử

Bài tập 1: Quan sát mô hình nguyên tử carbon và cho biết:

Quan sát mô hình nguyên tử carbon và cho biết:

a) Số proton, neutron, electron trong mỗi nguyên tử carbon.

b) Khối lượng nguyên tử của carbon theo đơn vị amu.

Bài tập 2: Cho nguyên tử kali có 19 proton, 20 nơtron và 19 electron. Tính khối lượng nguyên tử của kali theo đơn vị amu.

Bài tập 3: Biết nguyên tử M có tổng số hạt là 21. Số hạt không mang điện chiếm 33,33% tổng số hạt. Hãy tính khối lượng nguyên tử của M.

Xem lời giải

PHẦN NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

Bài tập 1: Các nguyên tử của cùng nguyên tố hóa học có đặc điểm gì giống nhau?

Bài tập 2: Hãy điền kí hiệu hóa học của các nguyên tố hóa học sau:

Nguyên tố hóa học

Kí hiệu

Ghi chú

Nitrogen

?

Kí hiệu có 1 chữ cái

Iodine

?

Potassium

?

Beryllium

?

Kí hiệu có 2 chữ cái

Neon

?

Calcium

?

Bài tập 3: Mặt Trời chứa khoảng 73% hydrogen và 25% helium, còn lại là các nguyên tố hoá học khác.

a) Phần trăm của các nguyên tố hoá học ngoài hydrogen và helium có trong Mặt Trời là bao nhiêu?

b) Một trong các nguyên tố khác có trong Mặt Trời là neon. Hạt nhân nguyên tử neon có 10 proton. Hãy cho biết số electron trong lớp vỏ nguyên tử neon. Hãy vẽ mô hình mô tả nguyên tử neon.

Bài tập 4: Cho các nguyên tó hoá học sau: carbon, hydrogen, oxygen, nitrogen, phosphorus, chlorine, sulfur, calcium, potassium, iron, iodine và argon.

a) Kể tên 5 nguyên tố hoá học có trong không khí.

b) Kể tên 4 nguyên tố hoá học chiếm thành phần phần trăm khối lượng lớn nhất của cơ thể con người.

Bài tập 5: Cho biết số hiệu nguyên tử của đồng là 29, của bạc là 47, của vàng là 79. Hãy xác định số electron, số proton trong mỗi nguyên tử đồng, bạc, vàng. Em có xác định được số neutron trong hạt nhân các nguyên tử này không?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Đề cương ôn tập lớp 7 chân trời sáng tạo, hay khác:

Để học tốt Đề cương ôn tập lớp 7 chân trời sáng tạo, loạt bài giải bài tập Đề cương ôn tập lớp 7 chân trời sáng tạo đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.