Một tủ lạnh có trọng lượng 890 N chuyển động thẳng đều trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa tủ lạnh và sàn nhà là 0,51.

Câu 8: SGK trang 79:

Một tủ lạnh có trọng lượng 890 N chuyển động thẳng đều trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa tủ lạnh và sàn nhà là 0,51. Hỏi lực đẩy tủ lạnh theo phương ngang bằng bao nhiêu? Với lực đẩy tìm được có thể làm cho tủ lạnh chuyển động từ trạng thái nghỉ được không?

Bài Làm:

Các lực tác dụng vào tủ lạnh: $\overrightarrow{F_{đ}}$, $\overrightarrow{F_{ms}}$,$\overrightarrow{P}$, $\overrightarrow{N}$.

Chọn chiều dương là chiều chuyển động.

Áp dụng định luật II Newton cho các lực tác dụng vào tủ lạnh theo phương ngang:

$\overrightarrow{F_{đ}} + \overrightarrow{F_{ms}} = m.\overrightarrow{a} = \overrightarrow{0}$.

Chiếu lên phương chuyển động: Fđ - Fms = m.a = 0

$\Rightarrow $ Fđ = Fms  = $\mu $. N = $\mu $.P = 0,51.890 = 453,9 N.

Với lực đẩy tìm được không thể làm cho tủ lạnh chuyển động từ trạng thái nghỉ được vì lực làm cho tủ lạnh chuyển động từ đứng yên lớn hơn lực giữ cho tủ lạnh chuyển động thẳng đều.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải bài 13 vật lí 10: Lực ma sát

Câu 1: SGK trang 78:

Nêu những đặc điểm của lực ma sát trượt.

Xem lời giải

Câu 2: SGK trang 78:

Hệ số ma sát trượt là gì? Nó phụ thuộc vào những yếu tố nào? Viết công thức của lực ma sát trượt.

Xem lời giải

Câu 3: SGK trang 78:

Nêu những đặc điểm của lực ma sát nghỉ.

Xem lời giải

Câu 4: SGK trang 78:

Trong các  cách viết công thức của lực ma sát trượt dưới đây, cách viết nào đúng ?
A. $\overrightarrow{F_{mst}} = \mu _{t}.N$

B. $F_{mst} = \mu _{t}.\overrightarrow{N}$

C. $\overrightarrow{F_{mst}} = \mu _{t}.\overrightarrow{N}$

D. $F_{mst} = \mu _{t}.N$.

Xem lời giải

Câu 5: SGK trang 78:

Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang có chịu lực ma sát nghỉ hay không?

Xem lời giải

Câu 6: SGK trang 79:

Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực ép hai mặt đó tăng lên?

A. Tăng lên

B. Giảm đi

C. Không thay đổi

D. Không biết được

Xem lời giải

Câu 7: SGK trang 79:

Một vận động viên môn hốc cây ( môn khúc côn cầu) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một tốc độ đầu 10m/s. Hệ số ma sát trượt giữa quả bóng và mặt băng là 0,1. Lấy g = 9,8m/s2. Hỏi quả bóng đi được một đoạn đường bằng bao nhiêu thì dừng lại?

A. 39m

B. 45m

C. 51m

D. 57m

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải sgk vật lí 10, hay khác:

Xem thêm các bài Giải sgk vật lí 10 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

CHƯƠNG 2: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM

CHƯƠNG 3: CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập