1. ĐỘ DỊCH CHUYỂN TỔNG HỢP – VẬN TỐC TỔNG HỢP
1.1. Tính tương đối của chuyển động
Một vật có thể xem như là đứng yên trong hệ quy chiếu này, nhưng lại chuyển động trong hệ quy chiếu khác. Đó chính là tính tương đối của chuyển động.
- Hệ quy chiếu đứng yên là hệ quy chiếu gắn với vật làm gốc được quy ước là đứng yên.
- Hệ quy chiếu chuyển động là hệ quy chiếu gắn với vật làm gốc chuyển động so với hệ quy chiếu đứng yên.
1.2. Độ dịch chuyển tổng hợp – vận tốc tổng hợp
2. VẬN DỤNG CÔNG THỨC TÍNH TỐC ĐỘ, VẬN TỐC.
Để áp dụng công thức tính tốc độ, vận tốc, ta cần phải:
- Bước 1: Xác định được hệ quy chiếu đứng yên, hệ quy chiếu chuyển động.
- Bước 2: Xác định được vận tốc tuyệt đối, vận tốc tương đối, vận tốc kéo theo.
- Bước 3: Xác định được chiều của chuyển động.
- Bước 4: Cuối cùng mới áp dụng công thức toán học vào tính toán.