1. MỐI LIÊN HỆ GIỮA LỰC ĐÀN HỒI VÀ ĐỘ BIẾN DẠNG CỦA LÒ XO
1.1. Thí nghiệm khảo sát lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xo
Kết luận: Trong giới hạn đàn hồi, lò xo có độ dãn tỉ lệ thuận với lực tác dụng. Hệ số tỉ lệ đặc trưng cho mỗi lò xo.
2. ĐỊNH LUẬT HOOKE.
*Định luật Hooke: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo theo biểu thức: $F_{đh}=k.|\Delta l|$ (23.1)
Trong đó k là độ cứng của lò xo, đơn vị là $N/m$
Lưu ý:
Lực đàn hồi có tác dụng chống lại sự biến dạng của vật. Do đó luôn ngược chiều với lực gây ra sự biến dạng cho vật. Trong trường hợp ở hình 23.3, nếu lò xo bị nén, hệ thức 23.1 vẫn đúng, nhưng $\Delta l<0$ và lực đàn hồi có chiều hướng xuống.
*Vận dụng định luật Hooke.
*Những yếu tố ảnh hưởng đến độ cứng của lò xo: được mô tả trong hình 23.7