Lý thuyết trọng tâm vật lí 10 chân trời bài 18: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng

Tổng hợp kiến thức trọng tâm vật lí 10 chân trời sáng tạo bài 18: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

1. ĐỘNG LƯỢNG

1.1. Thí nghiệm

1.2. Khái niệm động lượng

Khái niệm: Đại lượng đặc trưng cho khả năng truyền chuyển động của vật này lên vật khác thông qua tương tác giữa chúng được gọi là động lượng. 

Công thức tính: $\vec{p}=m.\vec{v}$ (18.1)

Trong đó: 

m: khối lượng của vật (kg)

$\vec{v}$ là vận tốc của vật (m/s)

=> $\vec{p}$: là động lượng của vật ($kg.m/s$)

Lưu ý: 

  • Động lượng là một đại lượng vectơ có hướng cùng với hướng của vận tốc. 
  • Động lượng phụ thuộc vào hệ quy chiếu. 
  • Vectơ động lượng của nhiều vật bằng tổng các vectơ động lượng của các vật đó.

2. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG

2.1 Khái niệm hệ kín

*Khái niệm: Một hệ được xem là hệ kín khi hệ đó không có tương tác với các vật bên ngoài hệ. 

*Mở rộng: Ngoài ra, khi tương tác của các vật bên ngoài hệ lên hệ bị triệt tiêu hoặc không đáng kể so với giữa các thành phần của hệ, hệ vẫn được xem gần đúng là hệ kín. 

* Điều kiện của một hệ kín lí tưởng là: không tồn tại tương tác với môi trường ngoài. 

2.2. Thí nghiệm khảo sát định luật bảo toàn động lượng.

Lưu ý về vận tốc tức thời: Để xác định được dấu của vận tốc tức thời, ta cần phải chọn chiều dương quy ước (ví dụ từ trái sang phải), vận tốc của xe dương khi xe chuyển động cùng chiều dương quy ước và ngược lại. 

2.3. Định luật bảo toàn động lượng

Động lượng trong một hệ kín luôn bảo toàn. 

$\vec{p_1}+  \vec{p_2}+…+\vec{p_n} = \vec{p_1'}+  \vec{p_2'}+…+\vec{p_n'}$

2.4. Vận dụng định luật bảo toàn động lượng.

Các bước vận dụng định luật bảo toàn động lượng để giải bài tập và giải thích những hiện tượng thực tiễn: 

  • B1: Xác định được các lực tác dụng lên vật. 
  • B2: Xác định xem hệ vật có là một hệ kín hay không. 
  • B3: Chọn trục tọa độ và chiều dương để chiếu hệ vật lên. 
  • B4: Xác định động lượng của vật trước và sau khi có tương tác lực.
  • B5: Áp dụng định luật bảo toàn động lượng. 
  • B6: Chiếu hệ vật lên trục tọa độ để tính toán kết quả cuối cùng.

Xem thêm các bài Giải Vật lí 10 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Giải Vật lí 10 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập