1. TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC
1.1. Phương pháp tổng hợp lực trên một mặt phẳng.
- Trong trường hợp vật chịu tác dụng bởi nhiều lực cùng một lúc, ta có thể sử dụng các quy tắc toán học để xác định lực tổng hợp.
- Ta có thể dùng quy tắc hình bình hành, quy tắc tam giác lực, quy tắc đa giác lực để tổng hợp lực:
- Quy tắc hình bình hành: $\vec{F_t}$ được biểu diễn bởi vectơ đường chéo của hình bình hành như hình 13.3. Khi này gốc của hai vectơ lực phải trùng nhau.
- Quy tắc tam giác lực:
Trả lời: Vectơ tổng hợp $\vec{F_t}$ là vectơ nối gốc của $\vec{F_1}$ với ngọn của $\vec{F_2'}$ hay chính là $\vec{F_2}$.
- Quy tắc đa giác lực:
=> Kết luận : Lực tổng hợp là một lực thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật, có tác dụng giống hệt các lực ấy.
1.2. Phương pháp phân tích một lực thành các lực thành phần vuông góc.
2. THÍ NGHIỆM TỔNG HỢP LỰC
2.1. Thí nghiệm 1: Tổng hợp hai lực đồng quy.
2.2. Tổng hợp hai lực song song cùng chiều.
=> Kết luận: Lực tổng hợp của hai lực song song cùng chiều là một lực:
- Song song, cùng chiều với các lực thành phần.
- Có độ lớn bằng tổng độ lớn của các lực: $\vec{F_t} =\vec{F_1}+\vec{F_2}$
- Có giá nằm trong mặt phẳng của hai lực thành phần, chia khoảng cách giữa hai giá của hai lực song song thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy. (Hình 13.4)
- $\frac{F_1}{F_2}=\frac{d_2}{d_1}$(13.1)