Tổng hợp kiến thức trọng tâm Tin học 7 chân trời sáng tạo bài 12: Sử dụng hình ảnh minh họa, hiểu ứng động trong bài trình chiếu. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
1. SỬ DỤNG ẢNH MINH HỌA TRONG TRANG TRÌNH CHIẾU
a) Đưa ảnh minh họa vào trang trình chiếu
- Lấy từ tệp ảnh: chọn Insert>Pictures; trong cửa sổ mở ra, chọn hình ảnh , chọn Insert (tương tự phần mềm soạn thảo văn bản).
- Sao chép ảnh từ tệp văn bản: tương tự sao chép dữ liệu
b) Sắp xếp, bố trí các đối tượng trên trang trình chiếu
- Ảnh được đưa vào trang trình chiếu thường có kích thước, vị trí xuất hiện chưa hợp lí => định dạng ảnh và đối tượng:
- Thay đổi kích thước, vị trí của hình ảnh: thực hiện tương tự như đối với khung văn bản trên trang trình chiếu
- Thay đổi lớp của hình ảnh, văn bản
- Bước 1: Chọn hình ảnh
- Bước 2: Chọn Format
- Bước 3. Chọn Send Backward để đưa hình ảnh xuống lớp dưới (chọn Bring Forward để đưa hình ảnh lên lớp trên)
- Lưu ý: Trong bảng chọn Format, các lệnh Rotate, Crop, Picture Border để quay, chỉnh sửa, tạo đường viền cho hình ảnh.
2. THAY ĐỔI MẪU BỐ CỤC TRANG TRÌNH CHIẾU
- Để thay đổi bố cục (giống nhau) của nhiều trang, ta thực hiện chọn các trang bằng cách nhấn giữ phím Ctrl và nháy chuột chọn các trang
3. HIỆU ỨNG ĐỘNG
- Hiệu ứng động (Animation Effect): là cách thức và thời điểm xuất hiện của các trang trình chiếu và các đối tượng trên trang trình chiếu.
- Phần mềm trình chiếu => cung cấp hiệu ứng động, công cụ điều khiển sự xuất hiện của các đối tượng
- Phân loại: 2 loại
- Hiệu ứng chuyển trang (Transitions): cho trang trình chiếu
- Hiệu ứng động (Animatins): cho các đối tượng trên trang trình chiếu
a) Tạo hiệu ứng chuyển trang
- Các bước tạo hiệu ứng chuyển trang:
- Bước 1. Chọn trang trình chiếu
- Bước 2. Chọn Transitions
- Bước 3. Chọn hiệu ứng
- Bước 4. Chọn âm thanh kèm theo hiệu ứng, thời lượng thực hiện hiệu ứng
- Cách bỏ hiệu ứng chuyển trang:
- Bước 1. Chọn trang trình chiếu
- Bước 2. Chọn Transitions
- Bước 3. Chọn None trong bảng chọn Transitions
- Lưu ý:
- Khi chọn hiệu ứng, kết quả sẽ được thể hiện ngay (để xem trước).
- Có thể chọn cùng lúc nhiều trang để tạo hiệu ứng chuyển trang giống nhau
- Chọn Apply To All trong nhóm lệnh Timing → chuyển trang giống nhau cho tất cả trang
b) Tạo hiệu ứng động cho đối tượng trên trang trình chiếu
- Các bước chọn hiệu ứng động:
- Bước 1. Chọn đối tượng
- Bước 2. Chọn Animations
- Bước 3. Chọn hiệu ứng
- Bước 4. Chọn thời điểm xuất hiện, thời lượng thực hiện hiệu ứng
- Bước 5. Thay đổi thứ tự xuất hiện
- Cách bỏ hiệu ứng động:
- Bước 1. Chọn đối tượng
- Bước 2. Chọn Animations
- Bước 3. Chọn None trong bảng chọn Animations
- Lưu ý:
- Khi chọn hiệu ứng, kết quả sẽ được thể hiện ngay (để xem trước).
- Chọn khung văn bản → đoạn văn bản trong khung có hiệu ứng giống nhau, từ trên xuống dưới
c) Trình chiếu
- Cách chuyển từ chế độ soạn thảo sang chế độ trình chiếu và ngược lại
- Gõ phím F5 → trình chiếu từ trang đầu tiên
- Nháy chuột/gõ phím mũi tên sang phải (xuống dưới) → hiện thị nội dung tiếp
- Gõ phìm mũi tên sang trái (lên trên) → quay lại nội dung trước
- Nháy chuột vào nút Slide Show ở thanh trạng thái → trình chiếu
4. SỬ DỤNG HÌNH ẢNH MINH HỌA, HIỆU ỨNG ĐỘNG HỢP LÍ
- Hình ảnh:
- Dạng thông tin trực quan
- Minh họa nội dung
=> Gây ấn tượng, thu hút chú ý của người xem
- Mục đích:
- Bài trình chiếu sinh động, hấp dẫn
- Tạo hiệu quả truyền tải thông tin
- Sử dụng quá nhiều hiệu ứng động, hiệu ứng phức tạp cho các đối tượng trên trang => mất tập trung, khó chịu cho người xem
Lưu ý:
- Kênh chữ:
- Rõ ràng, dễ đọc
- Không sử dụng quá nhiều định dạng
- Hình ảnh minh họa:
- Phù hợp với nội dung
- Tính thẩm mĩ
- Số lượng vừ phải
- Hiệu ứng chuyển trang nên thống nhất
5. MỘT SỐ CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU
- Phần mềm trình chiếu: để tạo bài trình chiếu hỗ trợ trình bày, thuyết trình tại các hội thảo, hội nghị, dạy học trên lớp hay tạo các sản phẩm đa phương tiện để phục vụ quảng cáo, giải trí (như album ảnh, ca nhạc)
- Chức năng:
- Tạo và lưu tệp bài trình chiếu trên máy tính
- Trình chiếu