KHỞI ĐỘNG
Hình 12 (Bài 19, Trang 50) là bảng theo dõi quyên góp sách giáo khoa lớp 6 ba môn Toán, Ngữ Văn, Tin học để hỗ trợ các bạn học sinh vùng khó khăn của một trường trung học cơ sở.
Em hãy trao đổi với bạn để đề xuất cách tính Tổng mỗi lớp (tổng số sách Toán, Ngữ Văn, Tin học mỗi lớp đã quyên góp), Tổng mỗi loại (tổng số sách các lớp đã quyên góp theo môn học), Trung bình (số sách trung bình các lớp đã quyên góp theo môn học), Cao nhất, Thấp nhất (số sách cao nhất, thấp nhất đã quyên góp theo môn học), Số lớp đã quyên góp (tổng số lớp đã quyên góp được ít nhất một cuốn sách trở lên theo môn học).
Câu trả lời:
- Tổng mỗi lớp = SUM(D3:F3)
- Tổng mỗi loại = SUM(D3:D22)
- Trung bình = AVERAGE(D3:D22)
- Cao nhất = MAX(D3:D22)
- Thấp nhất = MIN(D3:D22)
- Số lớp đã quyên góp = COUNT(D3:D22)
KHÁM PHÁ
1. Hàm số trong bảng tính
Em hãy quan sát và cho biết:
a) Hàm sử dụng để tính Tổng mỗi lớp ở Hình 1, Hình 2 có tên là gì?
b) Hàm ở Hình 1 có bao nhiêu tham số và các tham số của hàm là gì?
c) Hàm ở Hình 2 có bao nhiêu tham số và các tham số của hàm là gì?
Câu trả lời:
a) Hàm SUM
b) Hình 1 có 3 tham số, các tham số của hàm là dữ liệu cụ thể.
c) Hình 2 có hai tham số, tham số là địa chỉ khối ô tính.
2. Sử dụng một số hàm đơn giản
b) Nhập hàm vào ô tính
Em hãy lựa chọn hàm phù hợp (ở Bảng 1) để tính các giá trị Trung bình, Cao nhất, Thấp nhất, Số lớp quyên góp được đối với sách giáo khoa môn Toán (ở Hình 3). Nêu các bước nhập hàm vào ô tính để tính các giá trị đó.
Câu trả lời:
- Tính trung bình:
- Bước 1: Chọn ô tính D24
- Bước 2: Gõ = AVERAGE(D3:D22) rồi nhấn Enter
- Tính cao nhất:
- Bước 1: Chọn ô D25
- Bước 2: Gõ = MAX(D3:D22) rồi nhấn Enter
- Tính thấp nhất:
- Bước 1: Chọn ô D26
- Bước 2: Gõ = MIN(D3:D22) rồi nhấn Enter
- Tính số lớp quyên góp được:
- Bước 1: Chọn ô 27
- Bước 2: Gõ = COUNT(D3:D22) rồi nhấn Enter
c) Sao chép hàm
Em hãy nêu các bước sao chép hàm từ ô tính D23 sang khối ô tính E23:F23 và cho biết hàm ở các ô tính E23, F23 sau khi thực hiện sao chép.
Câu trả lời:
- Bước 1: Chọn ô D23
- Bước 2: Đưa con trỏ chuột đến góc phải dưới ô D23 để con trỏ trở thành dấu + rồi kéo thả chuột đến ô F23.
- Sau khi thực hiện sao chép, hàm ở ô tính E23 là = SUM(E3:E22); hàm ở ô tính F23 là = SUM(F3:F22)
d) Đặc điểm của hàm
Ở Hình 4, nếu thay dữ liệu chữ "Ngày mai có số liệu" ở ô tính D16 bằng số 4 thì kết quả ở ô tính D23 sẽ là bao nhiêu?
Câu trả lời:
Kết quả ở ô tính D23 là 180.
Bài tập & Lời giải
LUYỆN TẬP
Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Nhập hàm số vào ô tính được thực hiện tương tự như nhập công thức vào ô tính.
B. Có thể sao chép hàm số bằng hai cách: sử dụng các lệnh Copy, Paste và sử dụng tính năng tự động đền dữ liệu (Autofill).
C. Các hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN, COUNT chỉ tính toán trên các ô tính dữ liệu số, bỏ qua các ô tính có dữ liệu chữ, ô tính trống.
D. Khi sao chép (hay di chuyển) hàm, vị trí tương đối giữa các ô, địa chỉ là tham số của hàm và ô tính chứa hàm không thay đổi.
E. Tương tự như hàm, các công thức có sử dụng địa chỉ ô tính chỉ tính toán trên các ô dữ liệu số, bỏ qua các ô tính có dữ liệu chữ, ô tính trống.
Xem lời giải
THỰC HÀNH
Câu 1. Mở bảng tính Quyengop.xlsx đã lưu ở Bài 9 và thực hiện theo các yêu cầu sau:
a) Lựa chọn hàm phù hợp và nhập hàm vào ô tính G3 để tính tổng mỗi lớp cho lớp 6A và thực hiện sao chép hàm để tính cho các lớp còn lại.
b) Lựa chọn hàm phù hợp và nhập hàm vào các ô tính D23, D24, D25, D26, D27 để tính Tổng mỗi loại, Trung bình, Cao nhất, Thấp nhất, Số lớp quyên góp được cho cột Toán. Thực hiện sao chép hàm để tính cho các cột Ngữ Văn, Tin học và Tổng mỗi lớp.
c) Thực hiện cập nhật thông tin tình hình quyên góp, quan sát và cho biết kết quả của hàm thay đổi trong trường hợp nào sau đây:
- Cập nhật dữ liệu chữ vào ô tính trống.
- Xóa dữ liệu trong ô tính đang chứa dữ liệu chữ.
- Thay dữ liệu chữ trong ô tính bằng dữ liệu số.
- Thay dữ liệu số trong ô tính bằng dữ liệu chữ.
- Chỉnh sửa giá trị số trong ô tính đang chứa dữ liệu số.
- Thay dữ liệu chữ trong ô tính bằng dữ liệu ngày.
Câu 2. Mở bảng tính Doanhthu.xlsx (do giáo viên cung cấp, như Hình 5).
a) Lập công thức tính tiền lãi của mặt hàng đầu tiên. Sao chép công thức để tính Tiền lãi cho các thiết bị còn lại (Tiền lãi = (Giá bán - Giá nhập) x Số lượng).
b) Sử dụng hàm phù hợp để Tổng cộng, Cao nhất, Trun bình của Số lượng, Tiền lãi và Số mặt hàng đã bán.
c) Định dạng bảng tính, chọn khuôn dạng trình bày dữ liệu và căn chỉnh dữ liệu để có bảng tính tương tự Hình 6.