Lý thuyết trọng tâm hóa học 10 cánh diều bài 4: Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử

Tổng hợp kiến thức trọng tâm hóa học 10 cánh diều bài 4: Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC.

1. Khái niệm nguyên tố hóa học

Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng số hạt proton.

So sánh:

  • Giống: đều có 1 proton và 1 electron trong nguyên tử
  • Khác:
    • Nguyên tử H thứ nhất không có neutron
    • Nguyên tử H thứ hai chứa 1 neutron
    • Nguyên tử H thứ ba chứa 2 neutron

Trả lời câu hỏi 1 sgk trang 16:

Ion Li$^{+}$ có 3 proton trong hạt nhân.

2. Số hiệu nguyên tử, số khối, kí hiệu nguyên tử

  • Số proton trong mỗi hạt nhân nguyên tử được gọi là số hiệu nguyên tử, kí hiệu là Z.
  • Số khối là tổng số proton (Z) và neutron (N) trong một hạt nhân nguyên tử , kí hiệu là A

Công thức: A = Z+N

  • Kí hiệu nguyên tử: $_{Z}^{A}X$

Ý nghĩa: cho biết kí hiệu hóa học của nguyên tố (X), số hiệu nguyên tử Z và số khối A

Ví dụ hình 3.4 Kí hiệu nguyên tử của Helium:

$_{2}^{4}He$

Trả lời luyện tập 1 sgk trang 17:

Phân tử S$_{8}$ có 128 electron 

=> S có 128:8 = 16 (electron)

=> p = e = 16

Vậy số hiệu nguyên tử của lưu huỳnh là 16.

Trả lời luyện tập 2 sgk trang 17:

Khối lượng gần đúng của nguyên tử này: 

Z.1 + Z.0,00055 + N.1 = Z + N (amu)

Số khối của nguyên tử này: Z + N

Khối lượng gần đúng theo amu xấp xỉ bằng số khối của nguyên tử.

Trả lời câu luyện tập 3 sgk trang 17: 





Nguyên tử

Số p

Số n

Kí hiệu nguyên tử

C

6

6

$_{6}^{12}C$

X

11

12

$_{11}^{23}X$

Trả lời câu hỏi 2 sgk trang 17: 

Kí hiệu là: $_{37}$Li

II. ĐỒNG VỊ, NGUYÊN TỬ KHỐI TRUNG BÌNH 

1. Đồng vị

Đáp án phiếu học tập: 

  • 11H : Nguyên tử H có điện tích hạt nhân là 1 và số khối là 1 => số neutron = 0
  • 12H : Nguyên tử H có điện tích hạt nhân là 1 và số khối là 2 => số neutron =1
  • 13H : Nguyên tử H có điện tích hạt nhân là 1 và số khối là 3 => số neutron = 2
  • Khái niệm đồng vị: Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học có cùng số neutron khác nhau là đồng vị của nhau.
  • Nguyên tử M và T là đồng vị của nhau.

2. Nguyên tử khối trung bình

  • Nguyên tử khối là khối lượng tương đối của của một nguyên tử, cho biết khối lượng của một nguyên tử nặng gấp bao nhiêu lần 1 amu.
  • Nguyên tử khối của nguyên tố hóa học có nhiều đồng vị là nguyên tử khối trung bình của đồng vị kí hiệu là A 
  • Công thức tính nguyên tử khối trung bình: 

$\bar{A}=\frac{X.x+Y.y+Z.z+...}{x+y+z+...}$

Trong đó: 

  • X, Y, Z… lần lượt là số khối của các đồng vị
  • x, y, z … là phần trăm số nguyên tử các đồng vị tương ứng.

Trả lời câu luyện tập 4 sgk trang 18: 

Áp dụng công thức tính nguyên tử khối trung bình ta có: 

$\bar{A}=\frac{X.x+Y.y+Z.z+...}{x+y+z+...}=\frac{40.99,604+38.0,063+36.0,333}{99,604+0,063+0,333}$ = 39,948

Xem thêm các bài Giải Hóa học 10 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải Hóa học 10 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập