c) Tư tưởng và tôn giáo
Câu hỏi: Hãy cho biết một số nét nổi bật về tư tưởng, tôn giáo của văn minh Đại Việt.
Bài Làm:
- Tín ngưỡng dân gian:
+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các vị anh hùng, người có công với đất nước tiếp tục được duy trì.
+ Tín ngưỡng thờ thần Đồng Cổ được đưa vào cung đình từ thời Lý, phát triển dưới hình thức nghi lễ nhằm giữ đạo trung với vua, quốc gia.
+ Từ TK XVI, đạo Mẫu trở thành tín ngưỡng được đông đảo người Việt tin theo.
+ Việc thờ thành hoàng làng tại đình, đền miếu ở các làng xã ngày càng phổ biến.
- Tư tưởng, tôn giáo:
+ Nho giáo:
-
Được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc.
-
Nhà Lý là triều đại đầu tiên chính thức sử dụng chế độ thi cử Nho học để tuyển chọn quan lại.
-
Nhà Lê Sơ thực hiện chính sách độc tôn Nho học, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ.
+ Phật giáo:
-
Được du nhập vào Việt Nam khoảng đầu Công nguyên. Trung tâm nổi tiếng là chùa Dâu (Bắc Ninh).
-
Phật giáo hòa quyện với tín ngưỡng bản địa, phát triển mạnh mẽ trong cung đình và đời sống dân gian.
+ Đạo giáo:
-
Có vị trí nhất định trong xã hội.
-
Các triều đại cho xây dựng một số đạo quán: Khai Nguyên, Trấn Vũ, Bích Câu,...