Giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 7 bài 6: Mol. Tỉ khối của chất khí

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 7 bài 6: Mol. Tỉ khối của chất khí. Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 7. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 6: MOL. TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
+ Nêu được khái niệm mol, mol nguyên tử, mol phân tử, khối lượng mol nguyên tử, khối lượng mol phân tử, thể tích mol phân tử của chất khí.
+ Khái niệm tỉ khối của chất khí.
+ Viết được biểu thức biểu diễn mối liên hệ giữa lượng chất (n), khối lượng (m) của các chất và thể tích (V) của chất khí; biểu thức tính tỉ khối của các chất khí với nhau và đối với không khí ;
+ Vận dụng các biểu thức để tính được:
o Khối lượng mol nguyên tử, khối lượng mol phân tử ;
o Tính được khối lượng của một số lượng tiểu phân (nguyên tử, phân tử, số mol) và của một thể tích của khí;
o Thể tích của một lượng khí.
o Tính được tỉ khối của khí A đối với khí B, tỉ khối của khí A đối với không khí.
2. Kĩ năng
+ Hình thành kĩ năng quan sát, ghi chép,
+ Rèn kĩ năng đọc hiểu, tóm tắt được nội dung
+ Rèn kĩ năng tính khối lượng mol nguyên tử, khối lượng mol phân tử và thể tích của một chất khí; tính được tỉ khối của khí A đối với khí B, tỉ khối của khí A đối với không khí.
3. Thái độ
+ Say mê, yêu khoa học; nghiêm túc, trung thực trong học tập.
+ Tích cực trong hoạt động tự học và trong hoạt động nhóm.
+ Có thái độ đúng đắn đối với khoa học: nghiên cứu khoa học phải vì mục đích phục vụ cuộc sống con người, tích cực vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn đời sống.
4. Định hướng năng lực – phẩm chất
 Năng lực chung : Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông;
 Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực thực hành hoá học; Năng lực tính toán hóa học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
 Phẩm chất: Nhân ái, khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
II. TRỌNG TÂM
+ Tính số mol và khối lượng mol của một chất
+ Tính thể tích mol phân tử của chất khí
+ Tính tỉ khối của các chất khí
III. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS
1. GV
 KHGD
 Máy chiếu, PHT
2. HS
 Nghiên cứu trước nội dung bài học (GV giao cụ thể sau mỗi tiết học).
IV. PHƯƠNG PHÁP – KỸ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp
 PP dạy học nhóm,
 PP giải quyết vấn đề;
 PP thuyết trình,
 PP thực hành thí nghiệm.
2. Kỹ thuật:
 Kỹ thuật giao nhiệm vụ,
 KT đặt câu hỏi,
 Kỹ thuật động não,
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (không)
3. Bài mới
HĐ của GV – HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Phương pháp: dạy học nhóm, PP thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật: giao nhiệm vụ.
3. Năng lực: Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác.
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm nghiên cứu thông tin, quan sát các hình ảnh và trả lời các câu hỏi.
HS: Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi.
+ Hoạt động nhóm chia sẻ kết quả
+ Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét, đặt vấn đề:
Vậy làm thế nào để tính được số nguyên tử Na, số phân tử nước, khối lượng của khí trong bình….chúng ta sẽ tự trả lời được sau khi học xong phần B. HĐHTKT A. Hoạt động khởi động
+ Có thể đếm được số hạt cát trong mẫu đã cho;
+ Không thể đếm được số nguyên tử natri trong mẫu Na vì không nhìn thấy nguyên tử Na ; không biết có bao nhiêu phân tử nước trong 1 lít nước ; không biết khối lượng của khí trong bình nếu không dùng cân ; không so sánh được khối lượng của cùng một thể tích của 2 khí ở cùng điều kiện về nhiệt độ, áp suất.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Phương pháp: PP dạy học nhóm; PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não;
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực thực hành hoá học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
4. Phẩm chất: Trung thực; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó
Hoạt động 1: Mol
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi trong SHDH.
HS: Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi.
+ Hoạt động nhóm chia sẻ kết quả
+ Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt kiến thức.
GV: Mở rộng
+ Hướng dẫn HS tính số mol theo quy tắc tỉ lệ thuận.
+ Lưu ý: “số mol chất A” bằng kí hiệu “nA” để sử dụng trong các công thức tính sau này. B. Hoạt động hình thành kiến thức
I. MOL VÀ KHỐI LƯỢNG MOL
1. Mol
- Kí hiệu và trị số của số Avôgađrô:
NA = 6,022.1023 hạt
1. Số Avôgađrô cho biết: 1 Mol chất chất chứa 6,022.1023 hạt vi mô (nguyên tử/phân tử,…).
2. (1) 6,022.1023
(2) vô cùng nhỏ
(3) không nhìn thấy
=> Kết luận: Mol là lượng chất chứa 6,022.1023 hạt vi mô (nguyên tử/phân tử,…).
3. Số mol nguyên tử cacbon = 1
Số mol phân tử nước = 1
4. Số Avôgađrô chỉ dùng để tính số hạt vi mô (nguyên tử, phân tử, ion), không dùng để đo, đếm các vật thể vĩ mô như người, bàn, ghế...
* Cách tính số nguyên tử, phân tử:
1 mol phân tử/nguyên tử có 6,022.1023 phân tử/nguyên tử
x mol phân tử/nguyên tử có x.NA phân tử/nguyên tử.
Hoạt động 2: Khối lượng mol (M)
GV: Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi nghiên cứu thông tin và trả lời các câu hỏi trong SHDH.
GV lưu ý HS: chú ý các thông tin về khối lượng và số nguyên tử, phân tử trong mỗi mẫu chất.
Yêu cầu HS ghi nhớ các thông tin quan trọng: số tiểu phân trong mỗi mẫu chất; số mol và khối lượng của các mẫu chất
HS: Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi.
+ Hoạt động nhóm chia sẻ kết quả
+ Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt kiến thức. 2. Khối lượng mol (M)
Kết luận:
+ Khối lượng mol (M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của 6,022.1023 nguyên tử hay phân tử hay của 1 mol chất.
+ Đơn vị của khối lượng mol là gam.
+ Đối với mỗi nguyên tố khối lượng mol nguyên tử và nguyên tử khối có cùng trị số, khác nhau về đơn vị. Đối với mỗi chất khối lượng phân tử và phân tử khối có cùng trị số, khác nhau về đơn vị.
Hoạt động 3: Thể tích mol phân tử của chất khí (V)
GV: Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi nghiên cứu thông tin làm các bài tâp 1, 2, 3 trang 36 SHDH
HS: Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi.
+ Hoạt động nhóm chia sẻ kết quả
+ Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét và kết luận II. THỂ TÍCH MOL PHÂN TỬ CỦA CHẤT KHÍ (V)
1. Từ cần điền:
Điều kiện tiêu chuẩn: nhiệt độ 0oC, áp suất 1 atm
Thể tích mol phân tử của chất khí là thể tích chứa 6,022.1023 phân tử khí hay 1 mol chất khí
Ở đktc, thể tích của 1 mol chất khí bằng 22,4 lít
Người ta quy ước ở điều kiện thường là ở nhiệt độ 20oC và áp suất 1 atm
2. 1 mol chất khí ở điều kiện thường lại có thể tích lớn hơn ở điều kiện tiêu chuẩn vì nhiệt độ ở điều kiện thường lớn hơn nhiệt độ ở điều kiện tiêu chuẩn nên chất khí nở ra vì thế sẽ có thể tích lơn hơn.
3. (1) mol (2) 6,022.1023
(3) 22, 4 (4) lít/mol
(5) khác nhau (6) cùng số
(7) bằng nhau (8) 24
Hoạt động 4: Tỉ khối khí
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin mục III ghi nhớ kiến thức
HS: Đọc thông tin
GV: Chốt kiến thức
HS: Lắng nghe, ghi vào vở.

GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm nghiên cứu thông tin làm các bài tâp 1, 2, 3, 4 trang 37 SHDH
HS: Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi.
+ Hoạt động nhóm chia sẻ kết quả
+ Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét và kết luận III. TỈ KHỐI KHÍ
+ dA/B = , trong đó:
+ MA, MB là khối lượng mol phân tử của khí A, B tương ứng.
+ dA/B là tỉ khối của khí A đối với khí B.
+ dA/KK =
1. (1) khối lượng mol phân tử
(2) khối lượng mol phân tử của khí B”.
2.
3. = 14.
=> MX = 2.14 = 28 (gam/mol).
4. a, Chọn B b, Chọn A
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực tính toán; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
4. Phẩm chất: Trung thực, Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước và môi trường tự nhiên.
GV: Chia lớp thành các nhóm và hướng dẫn các nhóm thảo luận làm các bài tập.
HS: Thảo luận nhóm làm bài tập. Đại diện nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét, đánh giá kết quả của HS. C. Hoạt động luyện tập
Bài 1: Bổ sung thông tin vào các ô trống trong bảng sau đây (Bảng trang 37)
Bài 2: Thiết lập biểu thức
Bài 3: Bổ sung thông tin vào các ô trống trong bảng sau đây (Bảng trang 38)
Bài 4: MZ = 22.2 = 44 (gam/mol)
b, CT: NxOy => 14x + 16y = 44
Biện luận => x = 2; y = 1
=> CT: N2O
Bài 5: Ý kiến của bạn Vinh là đúng.
Cách 1: Quy đổi từ khối lượng và thể tích khí đã cho về khối lượng mol phân tử khí.
Cách 2: Giả sử thể tích V của khí là ở đktc thì sẽ là thể tích mol phân tử khi (Vkhí); khi đó khối lượng tương ứng (Mkhí).
Bài 6: Kim cân sẽ lệch về phía khí có khối lượng lớn hơn => Kim cân lệch về phía bình khí oxi.
Do: số mol khí bằng nhau (cùng thể tích 1 lít; cùng điều kiện); khối lượng mol phân tử oxi có giá trị lớn hơn khối lượng mol phân tử hiđro.
Bài 7: Vì không khí ở đktc nên:
nkk = 22,4 : 22,4 = 1 (mol)
Vì Nito chiếm 80% thể tích không khí:
nN2 = 1.0,8 = 0,8 (mol)
VÌ Oxi chiếm 20% thể tích không khí:
nO2 = 1.0,2 = 0,2 (mol)
Khối lượng của không khí là:
mkk = mCO2 + mO2 = 0,8.28 + 0,2.32
= 28,8 (gam)
b, Nếu coi không khí là một khí thì khối lượng mol phân tử không khí bằng 29 (gam/mol)
Bài 8: Bạn học sinh ấy đã làm đúng, vì khí CO2 (MCO2 = 44 gam/mol) nặng gấp rưỡi không khí, do đó có thể đẩy dần không khí từ đáy bình ra ngoài.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
4. Phẩm chất: Trung thực; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân.
GV: Hướng dẫn HS về nhà nghiên cứu thông tin, trao đổi với người thân, bạn bè hoàn thành bài tập.
HS: Tìm hiểu thông tin và viết báo cáo. D. Hoạt động vận dụng
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực tính toán; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
4. Phẩm chất: Trung thực;, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước và môi trường tự nhiên.
GV: Hướng dẫn HS về nhà nghiên cứu thông tin, trao đổi với người thân, bạn bè hoàn thành bài tập.
HS: Nghiên cứu tài liệu hoàn thành bài tập. E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.