Giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 7 bài 4: Phản ứng hóa học

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 7 bài 4: Phản ứng hóa học. Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 7. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
Chủ đề 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC. MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC
Bài 4: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 Xác định và phân biệt được hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học.
 Chỉ ra dấu hiệu có thể xác nhận chất mới tạo thành, tức là có phản ứng hóa học xảy ra.
 Nêu được điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra.
 Xác định được chất phản ứng và sản phẩm trong một số phản ứng hóa học.
 Giải thích được một số hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học đơn giản xảy ra trong thực tiễn.
2. Kỹ năng
 Tiến hành thí nghiệm, quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận.
 Viết sơ đồ phản ứng bằng chữ để biểu diễn phản ứng hóa học.
3. Thái độ
 Hứng thú, có tinh thần say mê trong học tập.
 Tích cực tự giác trong học tập.
4. Định hướng năng lực – phẩm chất
 Năng lực chung: Năng lực hợp tác, Năng lực thực hành, Năng lực đọc hiểu, xử lý thông tin.
 Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
 Phẩm chất: Trung thực, Yêu thương bạn bè
II. CHUẨN BỊ
1. GV
Chuẩn bị một số thiết bị, dụng cụ và hóa chất thí nghiệm sau :
 Hóa chất : Mẩu than củi, mẩu giấy vụn, cây nến, que đóm, bông, cồn 900, mảnh kẽm, dung dịch axit axit clohđric, dung dịch natri sunfat, dung dịch bạc nitrat, dung dịch natri clorua, dung dịch bari clorua, bột thuốc tím, bộ mangan đioxit, nước oxi già.
 Dụng cụ : Cốc thủy tinh/ đĩa thủy tinh chịu nhiệt, ống nghiệm, bát sứ, đèn cồn, tấm kính, kiềng sắt có kèm theo lưới amiăng, phễu thủy tinh, giấy lọc.
 Một số tranh ảnh, máy chiếu, máy tính.
2. Học sinh
 Ở nhà chuẩn bị một vài mẩu than củi, mẩu giấy vụn, cây nến, que đóm, bông.
III. PHƯƠNG PHÁP – KỸ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp
 PP dạy học nhóm,
 PP giải quyết vấn đề;
 PP thuyết trình,
 PP thực hành thí nghiệm.
2. Kỹ thuật:
 Kỹ thuật giao nhiệm vụ,
 KT đặt câu hỏi,
 Kỹ thuật động não,
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp (1p)
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình, PP dạy học nhóm.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác
GV: Cho HS hoạt động cặp đôi quan sát hình vẽ trang 18 và cho biết: Trong các quá trình được mô tả, quá trình nào có chất mới tạo thành? Dấu hiệu nào cho biết điều đó?
HS: Quan sát hình và trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét và kết luận.
GV: Ngoài các ví dụ trên em có thể lấy một số ví dụ về sự biến đổi chất trong tự nhiên mà em biết.
- Các chất xung quanh ta luôn có sự biến đổi, đó là những sự biến đổi nào?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, dẫn dắt vào phần B. A. Hoạt động khởi động
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Phương pháp: PP dạy học nhóm; PP giải quyết vấn đề, Thực hành thí nghiệm
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; Hợp tác
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác.
Hoạt động 1: Sự biến đổi chất
GV: Tổ chức cho HS hoạt động nhóm tiến hành TN, quan sát hiện tượng và hoàn thành phiếu học tập.
HS: Tiến hành làm thí nghiệm, theo dõi, quan sát, ghi chép kết quả.
+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm nhận xét, bổ sung
GV: Nhận xét các nhóm, cho điểm thực hành thí nghiệm. I. SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
* Thí nghiệm

Phiếu học tập:
TN Hiện tượng quan sát Nhận xét
1 Giấy màu trắng chuyển thành màu đen;
Trước khi đốt thì giấy cứng (có thể cầm để quạt được), sau khi đốt thì mềm và xốp; Có sự biến đổi về chất (biến đổi màu sắc).
2 Cây nến mềm và chảy lỏng Không có sự biến đổi chất (biến đổi trạng thái).
3 Xuất hiện kết tủa trắng Có sự biến đổi về chất (tạo thành chất kết tủa).
4 Ống nghiệm 1 : Thuốc tím hòa tan vào nước tạo dung dịch có màu tím. – Thuốc tím (rắn) bị hoà tan trong nước (Biến đổi từ trạng thái rắn sang hoà tan trong dung dịch nước).
Ống nghiệm 2 : Que đóm bùng cháy ; Chất rắn trong ống nghiệm sau khi đun nóng không tan trong nước. Có sự biến đổi về chất (có chất khí thoát ra làm tàn đóm bùng cháy, chất rắn mới tạo thành sau khi đun nóng thuốc tím có tính chất khác chất ban đầu).

GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm dựa bảng trả lời 2 câu hỏi
- Thí nghiệm nào có chất mới được tạo thành?
- Những dấu hiệu nào cho biết có chất mới tạo thành?
HS: Thảo luận trả lời câu hỏi.
GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận để rút ra nhận xét :
– Trong các thí nghiệm thực hiện ở trên, thí nghiệm nào xảy ra hiện tượng vật lí, thí nghiệm nào xảy ra hiện tượng hoá học ? vì sao?
GV nhấn mạnh bằng câu hỏi sau:
Dựa vào đâu để phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học ?
HS: Nghiên cứu và trả lời các câu hỏi Kết luận:
Một số dấu hiệu có thể nhận biết biến đổi vật lí là: không có chất mới tạo thành; thường không có nhiệt tỏa ra hay thu vào hoặc không có hiện tượng phát sáng; không có sự thay đổi về trạng thái, tăng hay giảm thể tích, nở ra hay co lại; hay các biến đổi về mặt cơ học.
Một số dấu hiệu có thể nhận biết biến đổi hóa học là: có chất mới tạo thành; biến đổi có kèm theo nhiệt tỏa ra hay thu vào hoặc hiện tượng phát sáng, có kèm theo sự thay đổi về một trong các dấu hiệu như: màu sắc, mùi vị, có khí thoát ra, tạo thành chất kết tủa.
Hoạt động 2: Phản ứng hóa học
GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin hoạt động nhóm quan sát sơ đồ phản ứng, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
– Ở bên trái của mũi tên, có các chất nào ? Những nguyên tử nào liên kết với nhau ?
– Ở bên phải của mũi tên, có các chất nào ? Những nguyên tử nào liên kết với nhau ?
– So sánh số nguyên tử C, H, O ở bên trái và bên phải của mũi tên.
HS: Hoạt động độc lập nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi.
+ Hoạt động cặp đôi để chia sẻ kết quả.
+ Đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả. Các cặp khác nhận xét, góp ý bổ sung.
GV: Nhận xét và kết luận
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
+ Viết sơ đồ phản ứng hoá học bằng chữ của phản ứng hoá học xảy ra khi đốt cháy metan trong không khí.
+ Xác định chất tham gia và chất sản phẩm phản ứng.
+ Hoàn thành bài tập điền từ
HS: Hoạt động độc lập nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi.
+ Hoạt động cặp đôi để chia sẻ kết quả.
+ Đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả. Các cặp khác nhận xét, góp ý bổ sung.
GV: Nhận xét và kết luận
GV: Hướng dẫn HS chia nhóm làm thí nghiệm và yêu cầu các nhóm quan sát hiện tượng và hoàn thành bảng.
HS: Chia nhóm và làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng.
+ Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
GV: Nhận xét và kết luận
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và nêu:
+ Một số điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra và các dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra?
HS: Nghiên cứu thông tin và trả lời. II. PHẢN ỨNG HÓA HỌC
* Đốt cháy meta (CH4) trong không khí
- Ở bên trái mũi tên có khí metan và oxi ; 2 nguyên tử oxi liên kết với nhau, 4 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử C.
- Ở bên phải mũi tên có khí cacbonic và hơi nước ; 2 nguyên tử oxi liên kết với 1 nguyên tử C, 2 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử O.
- Số nguyên tử C, H, O ở bên trái và bên phải của mũi tên bằng nhau.
Kết luận: SHDH trang 20

Câu hỏi:
+ Sơ đồ phản ứng hóa học bằng chữ :
metan + oxi → cacbon đioxit/ khí cacbonic + nước
+ Chất tham gia phản ứng : Metan và oxi.
+ Chất sản phẩm phản ứng : Cacbon đioxit/ khí cacbonic và nước.
+ Điền từ:
(1) nguyên tử (2) phân tử
(3) phân tử) (4) chất (4) chất

* Thí nghiệm

Kết luận: SHDH trang 21

Bảng thông tin thí nghiệm:
Thí nghiệm Hiện tượng Giải thích hiện tượng
1 Bông cháy, bề mặt tấm kính có lấm tấm hơi nước. Thành phần chính của bông là xenlulozơ (C6H10O5)n. Khi đốt cháy tạo thành khí cacbonic hoặc cacbon và hơi nước.
2 Cồn cháy, bề mặt tấm kính có lấm tấm hơi nước. Thành phần chính của cồn là etanol (C2H5OH). Khi đốt cháy tạo thành khí cacbonic và hơi nước.
3 Mảnh Zn tan dần, có bọt khí thoát ra. Do Zn phản ứng với axit clohiđric tạo thành H2.
4 Tạo kết tủa trắng. Do tạo thành bari sunfat.
5 Tạo bọt khí Hiđro peoxit phân hủy thành oxi và nước

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Phương pháp: Luyện tập, PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; Động não
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo;Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
GV: Hướng dẫn sau đó yêu cầu HS hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi để làm các bài tập 1, 2, 3, 4.
HS: Nghiên cứu kĩ và làm bài
+ Đại diện nhóm làm trình bài bài làm của nhóm, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
GV: Nhận xét kết quả bài làm của HS C. Hoạt động luyện tập
1. a) Biến đổi vật lý
b) Biến đổi hóa học
2. Các quá trình có phản ứng hóa học xảy ra là : d, g, h, k.
3. a) Chất tham gia phản ứng là amoniac và cacbon đioxit.
b) Chất sản phẩm là: urê và nước
c) Điều kiện tối ưu là: ở nhiệt độ 200oC, áp suất 200 atm, có chất xúc tác.
4. a) Cacbonic + canxi hiđroxit → canxi cacbonat + nước
b) Hiđro peoxit to→ nước + oxi.
c) Canxi cacbonat to→ canxi oxit + cacbonic
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ, động não.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác.
GV: Hướng dẫn để về nhà HS quan sát các hiện tượng diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, hỏi thêm thông tin từ bố, mẹ, anh, chị, người thân để làm các câu hỏi bài tập.
HS: Về nhà tìm hiểu thông tin và hoàn thành bài tập. D. Hoạt động vận dụng
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Phương pháp - Kĩ thuật: Thuyết trình; giao nhiệm vụ.
2. Năng lực: Năng lực tự học và tự chủ; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực CNTT-TT.
3. Phẩm chất: chăm chỉ, trung thực; trách nhiệm.
GV: Hướng dẫn HS đọc thông tin để biết thêm về sự kì diệu của các phản ứng hóa học và xung quanh chúng ta luôn có các phản ứng hóa học xảy ra.
Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm các hiện tượng tương tự qua sách báo, internet.
HS: Về nhà thực hiện yêu cầu của GV. E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.