Giáo án VNEN bài Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 9 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Điều chỉnh:
Bài 21 - Tiết 56,57 đến tiết 60,62:
VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Học xong bài này học sinh đạt được
1. Kiến thức:
- Trình bày được nguyên nhân, mục đích, đặc điểm và nội dung chương trình khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp; nét chính của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 – 1930: hoạt động của tư sản dân tộc, tiểu tư sản, hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 – 1930, chủ trương và hoạt động của các tổ chức cách mạng, các tổ chức cộng sản được thành lập ở Việt Nam trong những năm 1926 – 1929.
- Phân tích được thủ đoạn thâm độc về chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp, tình hình phân hóa xã hội Việt Nam do chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai và thái độ chính trị, khả năng cách mạng của các giai cấp.
- Đánh giá được vai trò của Nguyễn Ái Quốc và các tổ chức cách mạng, các tổ chức cộng sản trong sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác bản đồ, kênh hình trong học tập lịch sử; kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá, khái quát vấn đề lịch sử.
3. Thái độ:
- Bày tỏ thái độ căm phẫn trước những chính sách bóc lột thâm độc, xảo quyệt của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân ta; đồng cảm trước những vất vả, cơ cực của người lao động dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân phong kiến.
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, khâm phục và kính yêu các nhà yêu nước cách mạng tiền bối, đặc biệt là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
4. Định hướng hình thành phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: Tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, nhận xét, đánh giá.
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
- Nội dung:
+ Chương trình khai thác lần hai và các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp.
+ Phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 – 1925
+ Phong trào cách mạng ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930.
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
- Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
- Lược đồ “Nguồn lợi của tư bản Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai„; Hành trình cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.
- Máy chiếu
2. Học sinh: Nghiên cứu sách HDH
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian:
- Khởi động: Quan sát các hình ảnh trong SHD/ 40, 41, Cho biết các hình ảnh đó nói lên điều gì
+ GV tổ chức HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi.
+ HS trả lời GV nhận xét và kết luận.
Để biết được những kiến thức, sự kiện lịch sử liên quan đến những hình ảnh đó chúng ta cùng đi tìm hiểu bài 21.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…
- Thời gian:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về chương trình khai thác lần hai và các chính sách chính trị.
Chú ý thông tin sách SHD/41
* Hoạt động cá nhân:
? Vì sao thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam
GV: dẫn chứng để chứng minh:
+ Sau chiến tranh thế giới lần thứ 1, Pháp là con nợ của Mĩ: 1920, số nợ quốc gia đã lên tới 300 tỉ Phơ Răng, Pháp bị tiêu huỷ hàng chục tỉ Frăng.
+ Sau cách mạng tháng 10 Nga 1917, Pháp bị mất thị trường đầu tư lớn của mình ở Châu Âu là Nga.
MC lược đồ
Quan sát lược đồ
* Hoạt động nhóm
? Dựa vào lược đồ, cho biết chương trình khai thác lần thứ 2 của TDP ở VN tập trung vào những nguồn lợi nào.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhóm khác bổ sung
- GV chốt kiến thức.
MC lược đồ: cà phê, cao su, lúa gạo
- Chứng minh:
+ Từ 1924 - 1930, vốn đầu tư gấp 6 lần (1898 - 1918) nhiều nhất là đầu tư vào nông nghiệp, chủ yếu đầu tư vào Cao Su và khai thác mỏ.
+ Năm 1927 số vốn đầu tư vào nông nghiệp là 400 triệu FRăng, gấp nhiều lần so với trước chiến tranh.
- Diện tích trồng Cao Su:
+ 1918: 15000 ha
+ 1930: 120,000 ha
- Nhiều công ty Cao Su ra đời: Công ty Đất Đỏ, CTy Mi - Sơ - Lanh, Công ty Cây nhiệt đới...
? Tại sao Pháp lại tập trung vào mở đồn điền, khai thác nông nghiệp.
(kiếm lãi nhiều, nhanh, ít bỏ vốn).
MC lược đồ: than, thiếc
- Chứng minh: Các công ty than trước đây được bỏ thêm vốn, 1 số công ty mới ra đời:
Công ty Than Hạ Long - Đông Đăng; Cty Than và kim khí Đông Dương...
- Khai thác:
+1919: 665.000 tấn
+1929: 1.972.000 tấn.
- Khai thác thiếc: Tăng gấp 3 lần, kẽm: 1,5 lần
? Tại sao Pháp chỉ đầu tư vào công nghiệp nhẹ mà không đầu tư vào công nghiệp nặng.
(Mục đích của Pháp để nền kinh tế của nước ta phát triển không cân đối, phụ thuộc kinh tế chính quốc)
GV dẫn chứng chứng minh:
+ Đánh thuế nặng vào hàng các nước nhập vào VN trước đây quen dùng: Trung Quốc, Nhật Bản...
+ Hàng hoá Pháp nhập vào VN tăng lên.
- VD: Đầu tư thêm vào đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn:
MC: + Đông Đăng - Na Sầm (1922)
+ Vinh - Đông Hà (1927)
- Dẫn chứng :
+ Ngân hàng Đông Dương có cổ phần hầu hết các công ty, xí nghiệp lớn.
+ Độc quyền phát hành đồng Bạc, nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương.
MC: tiền giấy thời Pháp thuộc
GV: Chúng tìm mọi cách vơ vét tiền của của dân.
Đánh thuế nặng hơn: Thuế ruộng đất, thuế thân, thuế rượu, muối, thuốc phiện....
MC thẻ thuế thân
Quan sát biểu đồ hình 8 – SHD/43
Hoạt động nhóm đôi
? Nhận xét về chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp
- Giống về mục đích
- Khác về quy mô
=>GVKL: Chương trình khai thác lần thứ 2, tấn công quy mô và toàn diện vào nước ta, kinh tế VN có những bước phát triển nhất định (ngoài ý muốn chủ quan của TDP). Sự thay đổi về kinh tế (chỉ vì lợi ích của ĐQP, không nhằm làm thay đổi đời sống nhân dân ta) đã kéo theo những thay đổi về chính trị, văn hoá, giáo dục và XH.
HS đọc thông tin SHD/43, quan sát sơ đồ
HĐ nhóm đôi
? Chính sách ”Chia để trị” của thực dân Pháp ở Đông Dương biểu hiện như thế nào?
? Tại sao thực dân Pháp lại hạn chế mở trường học?
- Muốn kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu muội để dễ bề thống trị.
GVKL: => Bằng những chính sách trên, thực dân Pháp củng cố bộ máy cai trị ở thuộc địa, thực hiện chính sách văn hoá nô dịch (đào tạo tay sai phục vụ cho chúng) và ngu dân để dễ bề thống trị.
HS chú ý thông tin trong SHD/ 44
Hoạt động nhóm 4
? Các giai cấp trong xã hội Việt Nam có sự phân hóa như thế nào?
GV: Thái độ của tầng lớp TS dân tộc không kiện định, dễ thoả hiệp
GV bổ sung:
- Bộ phận đông nhất của công nhân VN là công nghiệp đồn điền chiếm 36,8 %, CN mỏ; 24%; CN nghành khác; 39,2%....
- Về đời sông của CN:
+ Giờ làm việc (12 -> 14 giờ)
+ Lương bổng : thấp kém
+ Bị đánh đập, giam cầm, bệnh tật => Bị áp bức bóc lột nặng nề.
”Cây cao su quý hơn người/ Mỗi cây bón một xác người công nhân”
”Cao su đi dễ khó về/ Khi đi trai tráng khi về bủng beo”
HĐ nhóm đôi:
? Tại sao giai cấp công nhân và giai cấp nông dân là động lực to lớn của cách mạng?
HS: trình bày
? Xã hội Việt nam xuất hiện những mâu thuẫn nào
XHVN xuất hiện những >< cơ bản:
+ DTVN >< ĐQ, TDP
+ Nông dân >< PK.
+ CN >< TS
GV: Sự phân hóa của xã hội sau chiến tranh thế giới thứ nhất có ảnh hưởng gì đến phong trào cách mạng Việt Nam. I. Chương trình khai thác lần hai và các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp.
a) Chương trình khai thác lần hai của thực dân Pháp.
- Hoàn cảnh: Sau chiến tranh thế giới lần thứ 1, TDP bị thiệt hại nặng nề.
- Mục đích: Vơ vét và bóc lột thuộc địa để bù đắp thiệt hại của chính quốc.
- Nông nghiệp: Tăng cường đầu tư vố, chủ yếu váo đồn điến cao su => diện tích trồng cây cao su tăng nhanh chóng.
- Về công nghiệp:
+ Chú trọng khai thác mỏ.
+ Mở thêm một số cơ sở công nghiệp chế biến như sợi, rượu, diêm, đường, xay xát gạo... ở nhiều nơi trong cả nước.
- Thương nghiệp: Phát triển hơn, độc quyền đánh thuế nặng hàng hóa các nước nhập vào Việt Nam
- Giao thông vận tải: được đầu tư và phát triển thêm.
- Ngân hàng Đông Dương: Chi phối mọi huyết mạch kinh tế.
- Tăng cường bóc lột thuế má.
b) Các chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục.
- Về chính trị: thực hiện chính sách "Chia để trị"
+ Pháp nắm mọi quyền hành; cấm đoán tự do dân chủ;
+ Vừa đàn áp khủng bố vừa dụ dỗ mua chuộc;
- Về văn hoá, giáo dục:
+ Thi hành chính sách văn hoá nô dịch, ngụ dân.
+ Khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội.
+ Trường học mở rất hạn chế.
+ Xuất bản báo chí tuyên truyền cho chính sách "khai hoá" của TDP.
2. Sự phân hoá trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt nam ngày càng sâu sắc
- Giai cấp địa chủ phong kiến.
+ Cấu kết chặt chẽ với TDP.
+ Chiếm đoạt ruộng đất của nông dân.
+ Tăng cường áp bức bóc lột.
+ 1 bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước
- Giai cấp tư sản: Ra đời sau chiến tranh. Gồm hai bộ phận.
+ Tầng lớp tư sản mại bản. (có quyền lợi chặt chẽ với ĐQ).
+ Tầng lớp TS dân tộc có tinh thần dân chủ chống ĐQ và phong kiến
- Tầng lớp tiểu tư sản.
+ Tăng nhanh về số lượng
+ Bị TDP bạc đãi, chèn ép, khinh miệt, đời sống bấp bênh.
+ Tầng lớp tiểu tư sản trí thức hăng hái, cách mạng, là lực lượng quan trọng của cách mạng dân tộc - dân chủ.
- Giai cấp nông dân.
+ Chiếm 90 % dân số.
+ Bị TDP và phong kiến áp bức nặng nề.
+ Bị bần cùng hoá không lối thoát
+ Là lực lượng cách mạng hùng hậu.
- Giai cấp công nhân.
+ Phát triển nhanh chóng về số và chất lượng, sống tập trung. Bị áp bức bóc lột nặng nề.
+ Gần gũi với nông dân
+ Kế thừa truyền thống yêu nước.
=> Nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1919-1925
HS: chú ý thông tin SHD/45
Hoạt động cá nhân
? Các sự kiện nào của lịch sử thế giới có tác động tích cực đến cách mạng Việt Nam?
GV: giải thích thêm từng sự kiện.
? Trong những sự kiện đó, sự kiện nào có tác động trực tiếp nhất
HS: lựa chọn và lí giải về sự lựa chọn của mình
+ 1921 Đảng cộng sản Trung Quốc thành lập tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê Nin vào Việt Nam.
HS chú ý thông tin SHD/45,46
HS: hoạt động nhóm
? Mục tiêu và tính chất của các cuộc đấu tranh trong phong trào dân tộc dân chủ công khai trong những năm 1919 – 1925
Nhóm 1,2: Phong trào của giai cấp tư sản dân tộc
Nhóm 2,4: Phong trào của Tiểu tư sản
Nhóm 5,6: Phong trào công nhân
Đại diện nhóm trình bày
Nhóm khác bổ sung
HS hoạt động cá nhân
? Cuộc bãi công Ba Son có gì mới
- Có lãnh đạo.
- Có tổ chức.
Bước đầu có kết quả.
- Thể hiện sự đoàn kết quốc tế.
? Cuộc bãi công ở Ba Son ý nghĩa như thế nào.
- Là mốc đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân VN - Giai cấp công nhân bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức, mục đích chính trị rõ ràng.
? Nhận xét về phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1919 – 1925.
- Phong trào mang tính quần chúng rộng rãi, thể hiện sự khao khát tự do dân chủ, đòi cải thiện đời sống, thể hiện tinh thần yêu nước tích cực. Tuy nhiên phong trào có tính chất bồng bột tự phát, chỉ nhằm những yêu cầu trước mắt, thiếu liên hệ với nhau
=> Là mảnh đất thuận lợi cho sự nảy sinh và hoạt động của những tổ chức chính trị cao hơn sẽ xuất hiện trong thời gian tiếp theo.
HS chú ý thông tin SHD/46, 47
HS hoạt động nhóm đôi
? Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác và mới so với các nhà yêu nước tiền bối
- Các bậc tiền bối mà tiêu biểu là Phan Bội Châu đã chọn con đường cứu nước là sang Nhật, vì ở đó từng diễn ra cuộc cải cách Minh Trị (1868) làm cho Nhật thoát khỏi số phận một nước thuộc địa, trở thành một nước đế quốc duy nhất ở châu Á, với hi vọng là một nước đồng văn, đồng chủng thì ông sẽ nhận được sự giúp đỡ của Nhật để đuổi Pháp nhưng thất bại.
- Hướng đi của Nguyễn Ái Quốc lại khác, Người sang phương Tây, nơi được mệnh danh là nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái; có khoa học kỹ thuật và nền văn minh phát triển. Cách đi của Người là đi vào tất cả các giai cấp, tầng lớp, giác ngộ họ, đoàn kết họ đứng dậy đấu tranh. Người đề cao học tập, nghiên cứu lý luận, kinh nghiệm các cuộc cách mạng mới nhất của thời đại. cuối cùng, người bắt gặp Cách mạng tháng Mười Nga và Chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: con đường CMVS.
=> Người nhận thức, muốn đánh Pháp thì phải hiểu Pháp, Người sang Pháp để tìm hiểu Pháp có thực sự: “tự do, bình đẳng, bác ái” hay không? Nhân dân Pháp sống thế nào?
HS hoạt động nhóm 4
? Liệt kê những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1917 – 1925
GV đọc: Luận cương đến với Người và người đã khóc/ Lệ bác Hồ rơi trên chữ LêNin/ Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp/ Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin”
“Bác reo lên như nói cùng dân tộc/ Cơm áo là đây hạnh phúc đây rồi/ Hình của Đảng lồng trong hình của nước/ Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười”.
HS quan sát hình 11 – SHD/47
GV: sự kiện này có ý nghĩa: Đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của người từ CN yêu nước chân chính đến với CN Mác Lê-nin và đi theo cách mạng vô sản.
? Trong quá trình hoạt động, Nguyễn Ái Quốc thành lập các tờ báo, viết sách báo nhằm mục đích gì?
HS quan sát hình 12- SHD/47
GV:
+ "Người cùng khổ" là cơ quan ngôn luận của hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa, số báo đầu tiên phát hành ngày 1/ 4/ 1922 đến 1926 đã phát hành trước 38 số, mỗi số in từ 1000 đến 5000 bản, trong đó 1 nửa số báo được gửi đi thuộc địa Pháp ở Châu Phi và Đông Dương.
Ng­êi viết báo = tiếng Pháp lúc đầu viết 10 dòng, sau tăng lên nửa trang, cả trang, chỉ trong 1 thời gian ngắn những bài viết của người có tiếng vang cả văn phong và nội dung tư tưởng.
+ Mặc dù bị ngăn cấm, các sách báo tiến bộ vẫn được truyền về trong nước thức tỉnh quần chúng đứng lên đấu tranh.
=> Là hoạt động của nhà yêu nước, 1 chiến sĩ cộng sản, Đảng viên cộng sản Pháp, những hoạt động trên nhằm xây dựng tình đoàn kết chiến đấu giữa các nước thuộc địa với giai cấp công nhân và người Pháp tiến bộ, những hoạt động ấy chẳng những vì lợi ích của nhân dân VN mà còn vì lợi ích của ND các nước thuộc địa, của giai cấp công nhân Pháp.
HS chú ý SHD/47, 48
? Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1923 – 1925
GV:
- Trong thời gian ở L.Xô, người làm nhiều việc: nghiên cứu, học tập, viết bài cho báo sự thật, tạp chí thư tín quốc tế.
GV: Vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các thuộc địa.
? Nguyễn Ái Quốc về Trung Quốc hoạt động nhằm mục đích gì?
HS: quan sát hình 13 – SHD/48
? Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1917 – 1925 có ý nghĩa như thế nào?
- Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam
- Chuẩn bị về tư tưởng: truyền bác chủ nghĩa Mác – Lê Nin vào Việt Nam.
GV kết luận: Sau khi tìm thấy con đường cách mạng chân chính cho dân tộc - cách mạng vô sản N.A.Quốc chuyên tâm hoạt động theo hướng đó. Từ 1920  1924 người đã chuẩn bị T2 chính trị cho sự ra đời của ĐCSVN  Đây là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng VN II. Phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 – 1925
1. Tác động của Cánh mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới đến cách mạng Việt Nam.
+ Thắng lợi của CM tháng Mười Nga 1917.
+ Phong trào giải phóng dân tộc ở phương Đông và phong trào công nhân ở các nước phương Tây cùng chống chủ nghĩa đế quốc.
+ 3/1919 Quốc tế Cộng sản thành lập.
+ 1920 Đảng cộng sản Pháp ra đời.
+ 1921 Đảng cộng sản Trung Quốc thành lập.
2. Phong trào của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt nam trong những năm 1919 – 1925.
* Phong trào của giai cấp tư sản dân tộc:
- Mục đích: đòi quyền lợi về kinh tế và các quyền tự do dân chủ
- Hoạt động:
+ Phát động phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa
+ Chống độc quyền cảng Sài Gòn
- Hình thức:
+ Dùng báo chí đấu tranh
+ Thành lập Đảng Lập hiến
- Tính chất: Cải lương, thỏa hiệp
* Phong trào của Tiểu tư sản:
- Mục đích: chống áp bức cường quyền, đòi các quyền tự do dân chủ
- Hoạt động:
+ Thành lập các tổ chức chính trị: Việt Nam Nghĩa Đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên
+Xuất bản báo chí.
+Tiêu biểu vụ: Phạm Hồng Thái mưu sát toàn quyền Méc-lanh (6/1924); phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu và để tang Phan Châu Trinh (1925 - 1926)
- Hình thức: mít tinh, biểu tình
- Tính chất bồng bột, tự phát
* Phong trào công nhân: diễn ra lẻ tẻ, tự phát
- Công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn thành lập Công hội (bí mật) (Năm 1920 - Do Tôn Đức Thắng đứng đầu)
- 8/1925 công nhân Ba Son bãi công nhằm ngăn cản tàu chiến Pháp chở binh lính sang đàn áp cách mạng Trung Quốc.
3. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1917 – 1925
a) Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1917 – 1923.
- 6/1919 Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Véc-xai bản yêu sách của nhân dân An Nam  đòi quyền tự do, dân chủ, bình đẳng, quyền tự quyết của DT Việt Nam.
- 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê Nin. Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc
- 12/ 1920 Tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. Trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Pháp.
- Năm 1921, Người sáng lập hội liên hiệp thuộc địa ở Pa Ri.
- Năm 1922, Người sáng lập báo "Người cùng khổ", viết bài cho báo "Nhân đạo", "Đời sống công nhân" và viết cuốn “Bản án CĐTD Pháp". Các sách báo trên được bí mật đưa về Việt Nam.
b) Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1923 – 1927
- 6/1923 N.A.Quốc rời Pháp sang Liên Xô dự hội nghị quốc tế nông dân và được bầu vào Ban Chấp hành.
- 1924, người dự đại hội V của Quốc tế Cộng sản và tham luận về vị trí chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa, về Mối quan hệ giữa phong trào công nhân các nước đế quốc và phong trào cách mạng ở thuộc địa.
- Cuối 1924 Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) để:
+ Tuyên truyền, giáo dục lí luận, xây dựng lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam,
+ Mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cách mạng
+ Giác ngộ thanh niên tích cực
+ Thành lập tổ chức Cộng sản đoàn (2/1915).
Hoạt động 3: Tìm hiểu phong trào cách mạng ở Việt nam từ 1925 đến năm 1930.
HS: chú ý vào thông tin SHD/48
? Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam như thế nào?
? Hoạt động chủ yếu của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên trong những năm 1925 - 1928
HS: quan sát hình 14,15
GV bổ sung:
+ Báo thanh niên xuất bản 21/6/ 1925 là cơ quan ngôn luận của HVNCMTN.
+ Đầu 1927 tác phẩm "Đường cách mệnh" xuất bản đã vạch rõ những phương hướng cơ bản của cách mạng giải phóng dân tộc.
 Cuốn "Đường cách mệnh" của N.A.Quốc tập hợp tất cả các bài giảng của người ở Quảng Châu.
- Báo thanh niên và tác phẩm "Đường cách mệnh" Được bí mật truyền về trong nước. Là những luồng gió mới thúc đẩy phong trào cách mạng trong nước phát triển sôi nổi hơn, mạnh mẽ hơn.
HS: chú ý SHD/49
HS: hoạt động cá nhân
? Vì sao trong nội bộ Đảng Tân Việt diễn ra sự phân hóa
Tân Việt là tổ chức yêu nước trải qua nhiều thay đổi, cải tổ, tiền thân của Tân Việt cách mạng Đảng là Hội Phục Việt được thành lập ngày (14/7/ 1925) tại Vinh (Nghệ An)
- Sau khi ra đời Hội Phục Việt tích cực tham gia phong trào đòi thả Phan Bội Châu kêu gọi các tầng lớp nhân dân đấu tranh ủng hộ nhà chí sĩ họ Phan. hoạt động của Hội Phục Việt làm cho TDP theo dõi và tìm cách phá hoại.
- 1926 Hội Phục Việt đổi tên là Hưng Nam.
- 1927 đổi tên thành VN cách mạng Đảng rồi VN cách mạng đồng chí hội.
- Khi hội VN cách mạng TN được thành lập ở nước ngoài và phát triển cơ sở về trong nước thì Tân Việt cách mạng Đảng cũng được thành lập ở trong nước. (14/7/ 1928)
? Thành phần của Đảng Tân Việt?
? Địa bàn hoạt động?
? Hoạt động chủ yếu?
? Với những ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, Tân Việt cách mạng Đảng đó có những biến động gì.
GV: - Cuộc đấu tranh gay gắt đã diễn ra trong nội bộ Tân Việt cách mạng Đảng giữa hai khuynh hướng VS và TS. Cuối cùng khuynh hướng VS thắng thế, nhiều Đảng viên tiên tiến của Tân Việt đã chuyển sang Hội VNCMTN.
? Em có nhận xét gì về tổ chức cách mạng này?
- So với tổ chức Hội VNCMTN, Tân Việt còn nhiều hạn chế song cũng là 1 tổ chức cách mạng mới: Có tổ chức và hoạt động sôi nổi hơn các tổ chức trong giai đoạn trước.
HS: chú ý SHD/50
HS: hoạt động cá nhân.
? Hoàn cảnh ra đời của ba tổ chức cộng sản
? Điều này được thể hiện ở những sự kiện nào?
GV: Những người tham gia thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên: Nguyễn Đức Cảnh, Ngô Gia Tự. Ngoài ra còn có Trần Văn Cung, Trịnh Đình Cửu, Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Tuân, Dương Hạc Đình.
Việc thành lập chi bộ đảng cộng sản ở Bắc kỳ (3-1929) là thắng lợi đầu tiên của tư tưởng vô sản trong cuộc đấu tranh với quan điểm tiểu tư sản để thành lập đảng của g/c công nhân VN => chứng tỏ giai công nhân Việt Nam đã trưởng thành, vươn lên giành quyền lãnh đạo cách mạng, nó là cơ sở cho sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng sau này.
? Ba tổ chức cộng sản ra đời như thế nào?
- Tháng 5/1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên họp Đại hội lần thứ nhất. Đoàn đại biểu Bắc Kì đưa ra ý kiến thành lập Đảng cộng sản nhưng không được chấp nhận nên bỏ ra về.
GV:
- Trước ảnh hưởng ngày càng lan rộng của Đông Dương Cộng sản Đảng, bộ phận còn lại của HVNCMTN ở TQuốc và Nam Kì quyết định thành lập An Nam cộng sản Đảng
(8/ 1929)
- Đông Dương cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng ra đời tác động mạnh mẽ đến Tân Việt cách mạng Đảng.
? Em có nhận xét gì về sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản ở VN.
=> Chỉ trong vòng không đầy 4 tháng (06 09/ 1929) ở VN đó có 3 tổ chức cộng sản lần lượt tuyên bố thành lập. Cả 3 tổ chức này đều đi vào công nhân, nông dân, tri thức yêu nước để lãnh đạo và tuyên truyền cho tổ chức mới.
Sự kiện đó khẳng định bước phát triển nhảy vọt của cách mạng VN. Nó chứng tỏ rằng: hệ tư tưởng cộng sản đã giành được ưu thế trong phong trào dân tộc, nó chứng tỏ điều kiện thành lập Đảng cộng sản hoàn toàn chín mồi trong cả nước. Xu thế ra đời của tổ chức cộng sản là tất yếu
? Sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản có ý nghĩa và hạn chế như thế nào?
? Sự tồn tại của ba tổ chức cộng sản có hạn chế gì?
- Biểu hiện của sự chia rẽ trong hàng ngũ những người cộng sản
=> Phải có một đảng thống nhất ra đời để đương đầu với đế quốc phong kiến và đưa cách mạng tiến lên. III. Phong trào cách mạng ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930.
1. Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
- 6/1925 thành lập hội VN cách mạng Thanh Niên mà nòng cốt là Cộng sản Đoàn
- Hoạt động
+ Mở các lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ đưa về hoạt động trong nước.
+ Xuất bản báo "Thanh niên", tác phẩm "Đường cách mệnh"
+ Năm 1928 thực hiện chủ trương “vô sản hóa” nhằm tạo điều kiện cho hội viên tự rèn luyện, truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin, tổ chức và lãnh đạo công nhân đấu tranh
2. Sự ra đời và hoạt động của Tân Việt Cách mạng đảng.
- Hội Phục Việt Sau nhiều lần đổi tên đến 7/1928 lấy tên là Tân Việt Cách mạng Đảng.
- Thành phần: những trí thức trẻ và thanh niên Tiểu tư sản yêu nước.
- Địa bàn hoạt động chủ yếu ở Trung Kì
- Hoạt động: Cử người sang dự các lớp huấn luyện và vận động hợp nhất với hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
- Nội bộ diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai xu hướng vô sản và tư sản  Một số đảng viên tiến tiến xin gia nhập Hội VNCMTN.
3. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929
* Hoàn cảnh
- Cuối 1928 đầu 1929 phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta đặc biệt là phong trào công - nông theo con đường cách mạng vô sản phát triển mạnh
=> Yêu cầu cần phải thành lập một Đảng Cộng sản để lãnh đạo phong trào cách mạng
- Tháng 3/1929, chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập tại số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội)
- Ngày 17-6-1929: Đông Dương cộng sản đảng thành lập ở Bắc Kì. Thông qua bản tuyên ngôn và điều lệ Đảng, ra báo "Búa liềm" làm cơ quan ngôn luận của Đảng.
- Tháng 8 - 1929 An Nam Cộng sản đảng được thành lập ở Nam Kì.
- Tháng 9-1929 Đông Dương Cộng sản Liên đoàn thành lập ở Trung Kì
* Ý nghĩa lịch sử:
- Đánh dấu bước phát triển vượt bận của giai cấp công nhân Việt Nam.
- Là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Công sản Việt Nam.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian:
+ HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH.
+ HS: báo cáo kết quả; bổ sung
+ GV: nhận xét, đánh giá, kết luận
+ Bài tập luyện tập:
Câu 1: đáp án D
Câu 2: HS lập bảng
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới
- Thời gian:
GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH
1. Phố Nguyễn Thái Học, Trường THCS, tiểu học Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh…
2. HS viết bài
3. Báo Thanh Niên
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học
- Phương pháp: đàm thoại
- Thời gian:
GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH
HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức, tài liệu
4. Hướng dẫn về nhà.
a. Học bài cũ và làm bài tập
b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo: Bài 22: Việt Nam từ năm 1930-1945

Xem thêm các bài Giáo án lịch sử 9, hay khác:

Bộ Giáo án lịch sử 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.