Giáo án lịch sử 9: Bài Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

PHẦN II: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY
Chương I: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1919 - 1930
Tiết 16: BÀI 14:
VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: học sinh hiểu:
- Nguyên nhân, nội dung, đặc điểm chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp ở Việt Nam
- Những thủ đoạn thâm độc của Pháp về chính trị, văn hóa, giáo dục. Sự phân hóa xã hội Việt Nam sau chương trình khai thác thuộc địa lần 2
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng LĐ, phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử.
3. Thái độ: Giáo dục lòng căm thù đối với thủ đoạn thâm độc của thực dân Pháp
4. Năng lực, phẩm chất hướng tới:
- Năng lực chung: Năng lực ghi nhớ, năng lực phân tích, đánh giá, tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.....
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực phân tích sự kiện lịch sử, năng lực tái hiện sự kiện lịch sử, năng lực đánh giá, nhận xét sự kiện lịch sử, thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình về vấn đề lịch sử.....
II. PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan,..
III. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
- Phương pháp:Trực quan,tổ chức các hoạt động nhóm,cá nhân,tập thể cho HS
- Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập
- Bản đồ, tranh ảnh liên quan
2. Học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan tới bài học theo sự định hướng của GV
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Tổ chức lớp:
2. Kiểm tra
? Hs1: Làm bài tập trắc nghiệm:? Theo em xu thế chung của thế giới ngày nay là gì? Hãy khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng:
A. Nội chiến thường xuyên xảy ra do mâu thuẫn về tôn giáo, dân tộc và tranh chấp lãnh thổ.
B. Các nước tích cực chạy đua vũ trang để khẳng định thế mạnh của mình.
C. Hoà bình ổn định và hợp tác phát triển.
D. Tăng cường thực hiện chính sách khủng bố và li khai nhằm làm suy yếu các cường quốc.
E. Thế giới đang trong tình trạng bất ổn định vì xung đột và chiến tranh xảy ra liên miên.
Hs2:? Những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiên đại từ 1945- nay.
3. Dạy học bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
- Để hiểu nguyên nhân, nội dung, đặc điểm chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp ở Việt Nam. Những thủ đoạn thâm độc của Pháp về chính trị, văn hóa, giáo dục. Sự phân hóa xã hội Việt Nam sau chương trình khai thác thuộc địa lần 2. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: - Nguyên nhân, nội dung, đặc điểm chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp ở Việt Nam
- Những thủ đoạn thâm độc của Pháp về chính trị, văn hóa, giáo dục. Sự phân hóa xã hội Việt Nam sau chương trình khai thác thuộc địa lần 2
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt
* Mục tiêuHĐ1: Hs nắm được nguyên nhan, mục đích, nội dung của chương trình khai thác thuộc địa lần hai.
G: Dẫn dắt Hs nắm được mục đích của chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
? Bằng kiến thức cũ em hãy cho biết tình hình nước Pháp sau chiến tranh thế giới1?
? Theo em, tại sao thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác ở Đông Dương ngay sau chiến tranh thế giới1?
G: Minh hoạ: Sau C TTG1 Pháp là con nợ lớn của Mĩ( 1920: 300 tỉ Phrăng, sau Cách mạng tháng 10 Nga,Pháp bị mất thị trường lớn ở Châu Âu là Nga
.G: Treo lược đồ nguồn lợi tư bản Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác lần 2
? Dựa vào lược đồ em hãy cho biết chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp chúng tập trung ở những nguồn lơị nào?
G: Giao việc cho 5 nhóm:
N1: Trình bày chính sách về nông nghiệp.
N2: Về công nghiệp.
N3: Về thương nghiệp.
N4: Giao thông vận tải.
N5: Tài chính thuế khoá...
G: Chốt, minh hoạ các số liệu.
? Nêu đặc điểm của chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam? So sánh với lần thứ nhất?

G: Nhận xét, chốt.
? Theo em, dưới chính sách của thực dân Pháp kinh tế Việt Nam sẽ ra sao?

* Mục tiêu HĐ2: Hs nắm được chính sách về chính trị, văn hoá, giáo dục.
G: Dẫn dắt để Hs nắm được các chính sách về văn hoá, chính trị, giáo dục.....
? Thực dân Pháp đã thực hiện chính sách cai trị về chính trị như thế nào? Mục đích? Nhận xét?

G: Giới thiệu chính sách văn hoá giáo dục.
? Nhận xét về những chính sách văn hoá, giáo dục? Những chính sách đó có phục vụ cho chính sách khai thác không?

G: Nhận xét, chốt.
* Mục tiêu HĐ3: Hs nắm được các giai cấp và thái độ chính trị của họ.
G: Sử dụng phương pháp đàm thoại, gợi mở để dẫn dắt hs nắm được các giai cấp và thái độ chính trị của từng giai cấp( nhấn mạnh giai cấp công nhân, nông dân)

? Giai cấp nông dân Việt Nam có địa vị kinh tế, chính trị như thế nào? Theo em họ có khả năng lãnh đạo cách mạng được không? Vì sao?
? Nêu những hiểu biết của em về giai cấp công nhân Việt Nam
G: Chốt, nhấn mạnh về đặc điểm chung và riêng của giai cấp công nhân kết hợp đọc đoạn trích về cuộc sống của công nhân, giới thiệu một số tranh ảnh thể hiện cuộc sống của nông dân, công nhân.
? Tóm lại dưới chương trình khai thác của thực dân Pháp xã hội Việt Nam phân hoá như thế nào? Cả lớp( trên cơ sở vốn kiến thức phần lịch sử thế giới)
-> Là nước thắng trận nhưng đất nước bị tàn phá nặng nề, kinh tế bị kiệt quệ.
-> Bù đắp những thệt hại do chiến tranh gây ra-> bóc lột và kiếm lợi nhiều nhất.

H: Cả lớp quan sát trả lời

Nhóm( Làm việc theo yêu cầu, dựa vào SGk)- Đại diện nhóm trình bày- nhóm khác bổ sung.

Cả lớp( Nhận xét, đánh giá)
-> Diễn ra với tốc độ và qui mô lớn chưa từng thấy từ trước tới nay.
-> Giống: Hạn chế công nghiệp phát triển đặc biệt là công nghiệp nặng, tăng cường vơ vét bóc lột( thuế).
* Mới: Tốc độ qui mô lớn hơn.
-> Kinh tế ViệtNam có bước phát triển nhưng không đồng đều, phát triển què quặt.

Cả lớp( phân tích đánh giá)

-> Dựa vào SGk trả lời
-> Rất thâm độc để dễ bề cai trị để phục vụ cho công cuộc khai thác bóc lột và củng cố bộ máy cai trị ở thuộc địa.

-> Thâm độc-> phục vụ cho công cuộc khai thác bóc lột, củng cố bộ máy cai trị ở thuộc địa: đào tạo tay sai phục vụ cho chúng và thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề cai trị

Cả lớp ( Dựa vào SGK cùng với sự gợi ý của GV để rút ra kiến thức)

-> Họ không có khả năng lãnh đạo vì họ không đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến.
H: Dựa vào sgk trình bày.

Một em khái quát lại.

I) Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp.
1) Mục đích:

- Bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra.

2) Nội dung:
* Nông nghiệp?
* Công nghiệp?
* Thương nghiệp?
* Giao thông vận tải?
* Tài chính, thuế....

II) Các chính sách về chính trị, văn hoá, giáo dục.

1) Chính trị:
- Chia để trị.

2) Văn hoá giáo dục:
- Nô dịch, ngu dân.

III) Xã hội Việt Nam phân hoá.
1) Giai cấp phong kiến:
- Là tay sai cho thực dân Pháp( Trừ một bộ phân nhỏ
2) Tầng lớp tư sản:
- Cải lương.
3) Tầng lớp Tiểu tư sản: Tinh thần hăng hái.
4) Giai cấp nông dân
- Lực lượng hùng hậu
5) Giai cấp công nhân
- Là lực lượng lãnh đạo của cách mạng.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
HS : 1) Tại sao đế quốc Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông Dương ngay sau chiến tranh thế giới thứ nhất? Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:
A. Để nhăn chặn sự xâm nhập của các đối thủ cạnh tranh như đế quốc Anh, Nhật.
B. Để có tiền trả nợ Mĩ.
C. Để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra.
D. Cả A,B,C đều đúng.
* Đáp án: D.
2) Những lĩnh vực mà thực dân Pháp đầu tư trong chương trình khai thác lần 2 là:
A. nông nghiệp. C. công nghiệp chế biến.
B. khai mỏ. D. thương nghiệp, ngân hàng.
3) Các giai cấp, tầng lớp mới xuất hiện trong cuộc khai thác lần hai:
A. địa chủ. C. công nhân.
B. nông dân. D. tư sản.
E. tiểu tư sản. G. Tất cả đáp án trên.

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
? Tại sao g/c công nhân lại có thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng?
(lực lượng tiến bộ, có tổ chức, kỷ luật cao, bị 3 tầng áp bức....)
? Em có nhận xét gì về thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp?

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
a) Bài cũ:- Học bài theo nội dung bài
- Làm bài tập trong vở bài tập.
b) Chuẩn bị bài: “ Phong trào cách mạng Việt Nam 1919-1925:
- Sưu tầm một số chân dung và tư liệu nói về Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,...
- Ôn lại ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga.

Xem thêm các bài Giáo án lịch sử 9, hay khác:

Bộ Giáo án lịch sử 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.