Giáo án PTNL bài Sự phát triển của từ vựng (tiếp)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Giáo án PTNL bài Sự phát triển của từ vựng (tiếp). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tuần 5- Tiết 24
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG (TIẾP)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng :
1. Kiến thức:
+ Việc tạo từ ngữ mới
+ Việc mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
2.Kỹ năng:
+ Nhận biết từ ngữ mới được tạo ra và những từ ngữ mượn của tiếng nước ngoài.
+ Sử dụng từ ngữ mượn tiếng nước ngoài phự hợp.
3. Đánh giá năng lực:
+ Giao tiếp: trình bày, trao đổi về sự phát triển của từ vựng Tiếng Việt, tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ và hệ thống hoá những vấn đề cơ bản của từ vựng Tiếng Việt.
+ Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp.
4. Thái độ:
+ Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
+ Giáo dục ý thức học tập của học sinh & tuân thủ việc sử dụng từ vựng đảm bảo về nghĩa phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
* Giáo viên: Bảng phụ ghi ví dụ, từ vựng Tiếng Việt
* Học sinh: Đọc lại từ mượn, từ Hán Việt (lớp 6,7) tra Từ điển Tiếng Việt
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
+ Phân tích, thảo luận nhóm, hệ thống hoá kiến thức
+ Thực hành: luyện tập sử dụng từ theo những tình huống giao tiếp cụ thể
+ Động não suy nghĩ, phân tích, hệ thống hoá các vấn đề từ vựng Tiếng Việt.
D.TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Em hiểu thế nào là sự phát triển nghĩa của từ vựng? Lấy ví dụ về sự phát triển nghĩa của từ dựa trên cơ sở nghĩa gốc theo phương pháp ẩn dụ hoặc hoán dụ?
* Yêu cầu:
+ Từ vựng không ngừng biến đổi và phát triển.
+ Một số nghĩa cũ mất đi, một số nghĩa mới hình thành.
+ Nghĩa mới của từ vựng phát triển dựa trên cơ sở của nghĩa gốc
+ Nghĩa của từ vựng phát triển dựa trên 2 phương thức: ẩn dụ và hoán dụ
* Ví dụ
+ Lấy được ví dụ nghĩa chuyển của từ theo phương thức ẩn dụ hoặc hoán dụ
+ Chỉ ra được nghĩa chuyển đó theo phương thức nào
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp, kĩ thuật: quan sát tranh ;
- Thời gian:
Gv trình chiếu ví dụ:
Yêu cầu hs đọc văn bản và chỉ ra những từ mà em cho rằng mới xuất hiện trong thời gian gần đây và giải nghĩa từ đó (nếu có thể)
"Thế kỷ hai mốt là thế kỷ của công nghệ thông tin, gọi bằng cái tên khác là thời kỳ công nghệ số, mạng xã hội ra đời như một phần tất yếu, và một “loại” anh hùng cũng từ đó sinh ra.
“Anh hùng bàn phím” – cụm từ này cư dân mạng chắc chắn đã... quen quen, hãy cứ bắt đầu bằng cái tên, từ cái tên để dễ dàng nhận diện: Đó là những kẻ thường chẳng được ai biết đến, luôn giấu mình trong thế giới ảo, thích che giấu thân phận mình và đặc biệt luôn tìm thú vui bằng bàn phím với đôi tay.
Gv dẫn dắt: Tiếng Việt của ta vô cùng phong phú và giàu đẹp. Cùng với sự chảy trôi của thời gian và sự phát triển không ngừng của cuộc sống, xã hội. Để đáp ứng được nhu cầu sử dụng Tiếng Việt đã không ngừng phát triển, không chỉ dừng lại ở sự phát triển nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc mà còn nhiều hướng phát triển khác nữa đó là sự phát triển của từ vựng còn do nhiều từ ngữ mới được tạo ra và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài ( đó là sự phát triển từ ngữ về lượng ) Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp, kĩ thuật: Tổ chức các hoạt động tìm hiểu và phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả, thảo luận cặp đôi
- Thời gian:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* GV gọi học sinh đọc yêu cầu phần 1 SGK
? Có các từ: Điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ. Em hãy cho biết trong thời gian gần đây có những từ ngữ nào mới được cấu tạo trên cơ sở các từ trên ?
? Hãy giải thích nghĩa của những từ mới đó?
+ Điện thoại di động: Điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao.
+ Kinh tế tri thức: Nền kinh tế dựa chủ yếu vào lưu thông phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
+ Đặc khu kinh tế: Khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài với những chính sách ưu đãi.
+ Sở hữu trí tuệ: Quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại được pháp luật bảo hộ như: quyền tác giả, quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích kiểu dáng công nghiệp.
* Giáo viên: Như vậy, từ 1 số các từ ngữ mà ta đã tạo ra được 1 số các từ mới làm giàu cho vốn từ tiếng Việt? Những từ ngữ trên đó được cấu tạo theo mô hình như thế nào?
- X + Y ( x, y là những từ có sẵn) -> được hình thành theo cách dùng các yếu tố có sẵn ghép lại với nhau
? Trong TiếngViệt có những từ được cấu tạo theo mô hình X + tặc ( như: Không tặc, hải tặc ...) . Em hãy tìm những từ ngữ mới xuất hiện cấu tạo theo mô hình đó ?
+ Lâm tặc: Kẻ cướp tài nguyên rừng
+ Tin tặc: Kẻ dùng kĩ thuật tiên tiến nhập trái phép vào dữ liệu trên máy tính của người khác hoặc phá hoại.
+ Nghịch tặc: kẻ phản bội làm giặc
+ Hải tặc: Những kẻ chuyên cướp trên tàu biển
? Tạo từ ngữ mới trong từ vựng nhằm mục đích gì?
+ Tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt.
* * Giáo viên: gọi học sinh đọc Ghi nhớ ( SGK- )
? Trong ngôn ngữ tiếng Việt có một bộ phận là từ mượn. Theo em từ mượn của chúng ta nhiều nhất là từ ở nước nào?
? Tìm từ mượn Hán Việt ở hai đoạn trích?
( Nhóm bàn –3 phút)

Chú ý : “ ngọc”không kể tên riêng trong đoạn trích
? Theo em tại sao trong 2 đoạn trích tác giả lại dựng từ Hán Việt ?
+ Tác dụng: Trong đoạn thơ Truyện Kiều: thêm hay, hàm súc và tăng giá trị biểu cảm
+ Văn bản: “ Chuyện người con gái Nam Xương” viết bằng chữ Hán, tiếng Việt không đủ số từ diễn đạt -> Mượn từ Hán Việt
? Theo em trong Tiếng Việt, số từ Hán Việt được sử dụng như thế nào?
+ Phổ biến rộng rãi trong cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
? Tiếng Việt dùng từ nào để chỉ khái niệm ?
+ Bệnh mất khả năng miễn dịch gây tử vong: AIDS
+ Nghiên cứu một cách có hệ thống ...hàng hoá: maketing
? Những từ này có nguồn gốc ở đâu ?
+ Tiếng Anh, tiếng nước ngoài.
? Hãy tìm một số ví dụ khác ?
+ Compa, Catset, ghi đông, gác đờ bu....
? Từ tìm hiểu trên, em rút ra được kết luận gì?
+ Từ vựng phát triển bằng cách mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. Bộ phận quan trọng nhất trong tiếng Việt là tiếng Hán.
* Giáo viên: Cần chú ý khi sử dụng từ mượn:
+ Khi tiếng Việt không có hoặc không biểu đạt đủ ý
+ Phải dùng đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng tránh lạm dụng để bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt
* Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
I. Tạo từ ngữ mới:
1. Phân tích ngữ liệu SGK/72
* Các từ ngữ mới được tạo thành:

- Điện thoại di động
- Kinh tế tri thức
- Đặc khu kinh tế
- Sở hữu trí tuệ

* Cấu tạo từ ngữ theo mô hình X + tặc:

+ Lâm tặc
+ Tin tặc
+ Nghịch tặc
+ Hải tặc

=> Tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên.
2.Ghi nhớ: ( SGK-73)
II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài:
1.Phân tích ngữ liệu SGK/73

* Các từ Hán Việt:
a. Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.
b. Bạc mệnh, duyên, phận, thần linh, chứng giám, thiếp đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc.

* Các từ biểu thị khái niệm:
- AIDS (ết)
- Marketting ( ma- két-tinh)

-> Mượn tiếng Anh

-> Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là một cách để phát triển từ vựng từ vựng Tiếng Việt. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong Tiếng Việt là mượn Tiếng Hán
- >Ngoài ra còn mượn của một số nước Châu Âu( Anh, Pháp...)
2. Ghi nhớ: (SGK-74)

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập
- Phương pháp,
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
- Thời gian:
* Giáo viên nêu yêu cầu bài tập – Học sinh làm bài ( Kĩ thuật mảnh ghép)
II. Luyện tập:
Bài tập 1:

* Giáo viên hướng dẫn HS làm bài
* Kĩ thuật mảnh ghép
* Chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm tìm một từ ngữ.
? Tìm 4 từ ngữ mới đ-ược dùng phổ biến gần đây và giải thích nghĩa những từ này?

? Dựa vào những kiến thức đã học ở lớp 6 và lớp 7 hãy chỉ rõ trong những từ sau đây từ nào là từ mượn tiếng Hán, từ nào là từ mượn ngôn ngữ Châu Âu? * X + trường: Chiến trường, công trường, nông trường, ngư trường, thương trường...
* X+ hóa: xã hội hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa...
* X+ điện tử: Thư điện tử, thương mại điện tử, Giáo dục điện tử, chính phủ điện tử...
Bài tập 2( SGK-74)
+ Cầu truyền hình: Hình thức truyền hình tại chỗ cuộc giao lưu đối thoại trực tiếp với nhau qua hệ thống camêra giữa các điểm cách xa nhau
+ Khu chế xuất: Khu công nghiệp sản xuất hàng hoá với công nghệ cao.
+ Cơm bụi: Cơm giá rẻ, thường bán trong các hàng, quán nhỏ, tạm bợ.
+ Đường cao: Đường xây dựng theo tiêu chuẩn đặc biệt dành riêng cho các loại xe cơ giới chạy với tốc độ cao.
+ Thương hiệu: nhãn hiệu thương mại.
+ Bàn tay vàng
+ Công nghệ cao
+ Công viên nước
+ Đa dạng sinh học
+ Đường vành đai
+ Hiệp định khung
Bài tập 3( SGK-74)
Từ mượn tiếng Hán Từ mượn ngôn ngữ Châu Âu
Mãng xà. tô thuế Biên phòng, phê phán Tham ô, phê bình
Nô lệ, ca sĩ Xà phòng, ô tô
Ra đi ô
Cà phê
Ca nô

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Hệ thống những kiến thức đã học và luyện tập
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
- Thời gian: 3’
? Chỉ ra từ được dùng theo nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong các từ in đậm sau và giải thích ý nghĩa của từng từ:
Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ
- Phương tiện: Phiếu học tập
- Thời gian:
? Sưu tầm thêm những từ ngữ mới xuất hiện thêm trong thời gian gần đây được sử dụng trong giới trẻ. Em có thường xuyên sử dụng những từ đó không?
4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:
+ Học thuộc nội dung bài học ( Ghi nhớ), hoàn chỉnh bài tập.
+ Tra từ điển để xác định nghĩa của một số từ Hán Việt thông dụng được sử
dụng trong các văn bản đã học.
+ Đọc và xem lại đề bài kiểm tra tập làm văn số 1 ( tự lập dàn ý chi tiết)

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 9, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.

Xem Thêm