Giáo án PTNL bài Ôn tập Tập làm văn (tiết 3)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Ôn tập Tập làm văn (tiết 3). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tuần 16 - Tiết 80
Tập làm văn : ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (TIẾP)
A. Mục tiêu bài dạy:
Sau bài học, HS có khả năng :
1. Kiến thức:
+ Năm sự kết hợp của PTBĐ trong văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
+ Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự đó học.
2. Kỹ năng:
+ Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
+ Biết vận dụng kiến thức đã học để đọc- Hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
3. Thái độ:
+ Giáo dục học sinh có thái độ ôn tập và hệ thống kiến thức
4. Năng lực cần phát triển
B. Chuẩn bị:
* Giáo viên: Hệ thống hoá nội dung ôn tập, bảng phụ.
* Học sinh: Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. Sự kết hợp của PTBĐ trong văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự đã học.
C. Phương pháp:
+ Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, qui nạp.
+ Kĩ thuật động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút, học theo nhóm...
D. Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong giờ ôn tập
3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:(Trải nghiệm)
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp, kĩ thuật: quan sát tranh ;
- Thời gian:
Qua 2 tiết ôn tập văn bản tự sự và thuyết minh, hôm nay chúng ta sẽ lần lượt giải quyết một số bài tập có liên quan đến 2 thể loại Tập làm văn này để các em có kĩ năng làm bài khi gặp các đề có liên quan.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập
- Phương pháp,
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
- Thời gian:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
* Giáo viên giúp học sinh xác định và phân tích việc sử dụng một số BPNT trong văn bản thuyết minh.
* Học sinh làm nhóm
+ Hình thức: nhóm bàn
+Thời gian: 7 phút
+ Yêu cầu: XĐ và phân tích việc sử dụng BPNT trong văn bản TM trình bày kết quả thảo luận

* So sánh các văn bản tự sự khác nhau để thấy được sự khác nhau giữa các ngôi kể.
? Nhận xét về vai trò của ngôi kể trong Đoạn trích: “Những ngày thơ ấu”- Nguyên Hồng?
và " Làng" của nhà văn Kim Lân ?
? Xác định ngôi kể và tác dụng của người kể chuyện trong “Lặng lẽ Sa Pa” ?

+ Hình thức: nhóm bàn
+Thời gian: 7 phút
+ Yêu cầu: Phân tích để thấy được vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong một văn bản tự sự
trình bày kết quả thảo luận.
? Chỉ ra các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong đoạn văn tự sự sau ? B. Luyện tập:
Bài tập số 1. Xác định và phân tích việc sử dụng Biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
Dê sống ở vùng núi khi vui đùa thường hay húc nhau bằng trán, đẩy bằng lưng hoặc vai, ôm nhau xoay tại chỗ, húc vào sườn, nhưng ít khi đá nhau bằng móng. Thông thường, một trong hai con dê đang vui đùa gác vào gáy hoặc cổ bạn và muốn bằng cách này quật ngã hoặc đè bạn xuống đất. Trong những trường hợp khác, một con luồn đầu và cổ, có khi cả nửa thân trước vào dưới ngực của con kia, rồi " nhấc" bạn của mình lên, nhưng không bao giờ làm bạn bị thương.
Dê cũng biết nghịch ngợm như trẻ con. Người chăn dê định đi hướng này, nó lại tự ý chạy theo hướng khác. Chủ nó vỗ về, nó trở nên ngoan ngoãn. Nhưng nếu bị đánh oan, dê "be" ầm ĩ để phản đối.
* Nghệ thuật nhân hóa, liệt kê-> những hoạt động của đàn dê trở nên thân thiết, quen thuộc, gần gũi như hoạt động của trẻ con => Đối tượng thuyết minh trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn người đọc.
Bài tập số 2. Ngôi kể trong văn bản tự sự
a, Lời kể của cậu bé Hồng xưng " Tôi" ( Đoạn trích: “Những ngày thơ ấu”- Nguyên Hồng) Người kể có thể kể ra trực tiếp những gì mình nghe, mình thấy, mình đã trải qua, có thể nói ra cảm xúc, suy nghĩ của mình -> ngôi kể thứ nhất. Ngôi kể này giúp cho người kể dễ đi sâu vào tâm tư tình cảm, miêu tả được những diễn biến tâm lí tinh vi phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật “ Tôi”.
- Ngôi kể này có hạn chế trong việc miêu tả bao quát các đối tượng khách quan sinh động khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều, do đó dễ gây nên sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật
b. Tác phẩm: “Làng" : Người kể có thể linh hoạt, tự do thể hiện quan sát, miêu tả khách quan đối tượng (có cái nhìn nhiều chiều, nhiều nhân vật)-> Kể theo ngôi thứ 3
+ “Lặng lẽ Sa Pa”: ngôi kể thứ 3. Đôi lúc người kể chuyện nhập vai anh thanh niên (“Lặng lẽ Sa Pa”), nói hộ suy nghĩ của anh -> tạo ra cái nhìn nhiều chiều, thay tác giả bộc lộ tư tưởng tình cảm, suy nghĩ của mình, khi trực tiếp, khi gián tiếp, khi thì đi sâu vào tâm lí nhân vật, khi thì miêu tả khách quan…
Bài tập số 3.
* Ví dụ: Đoạn trích “Lão Hạc”
+ “…Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm…những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế…”
-> Miêu tả nội tâm, nghị luận
+ “ Lão Hạc ơi lão Hạc, thì ra đến lúc cùng lão cũng liều hơn ai hết…một con người như thế ấy…”-> Miêu tả nội tâm
+ “…Cuộc đời này quả thật cứ nỗi ngày 1 thêm đáng buồn…” -> Nghị luận
=> Miêu tả nội tâm và nghị luận có vai trò giúp người đọc, người nghe hiểu rõ hơn những suy nghĩ, đánh giá, nhìn nhận của nhân vật.
4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:
+ Luyện tập các bài tập trong SGK
+ Đọc và soạn: Cố hương
( Tìm hiểu thêm về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, các tác phẩm tiêu biểu của Lỗ Tấn, tóm tắt tác phẩm, tình huống truyện, PTBĐ, chia đoạn, phân tích các ý chính).

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 9, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.

Xem Thêm