Giáo án PTNL bài Cảnh ngày xuân

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Giáo án PTNL bài Cảnh ngày xuân. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tuần -Tiết 28
Văn bản: CẢNH NGÀY XUÂN
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng :
1. Kiến thức:
+ Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của thi hào dân tộc Nguyễn Du.
+ Sự đồng cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ tuổi.
2. Kỹ năng:
+ Bổ sung kiến thức đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại, phát hiện, phân tích được các chi tiết miêi tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích
+ Cảm nhận được tâm hồn trẻ trung của nhân vật qua cái nhìn cảnh vật trong ngày xuân.
+ Vận dụng bài học để viết văn miêu tả, biểu cảm.
3. Đánh giá năng lực:
+ Kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực, giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, kĩ năng ra quyết định tìm kiếm và xử lí thông tin.
4. Thái độ:
+ Giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên.
+ Có ý thức học tập cách miêu tả thiên nhiên của tác giả để viết văn, lòng yêu mến, sự khâm phục tài miêu tả của Nguyễn.Du.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
* Giáo viên: Tư liệu: Bình giảng N.văn 9, Ngữ văn 9 nâng cao, Tư liệu ngữ văn 9, .v.v...=> soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ, phiếu học tập.Tranh minh hoạ: Chị em Kiều du xuân.
* Học sinh: Học bài cũ, đọc & soạn bài mới.(Chuẩn bị theo sách giáo khoa)
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
+ Nêu vấn đề, hỏi đáp, phân tích, bình giảng, thảo luận
+ Kĩ thuật đặt câu hỏi, chia nhóm, trình bày một phút, động não, viết tích cực.
D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
GV đặt câu hỏi: Đọc thuộc lòng đoạn trích "Chị em Thuý Kiều" ? Qua đoạn trích, em thấy bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều có nét đẹp gì giống và khác nhau ?
Tác giả đã dự cảm gì về số phận của hai chị em Thuý Vân và Thuý Kiều ?
* Yêu cầu:
- Giống: Bức chân dung đẹp, thanh tao, trong sáng.
- Khác:
+ Thuý Vân: Đoan trang, phúc hậu => Cuộc đời suôn sẻ, hạnh phúc.
+ Thuý Kiều: Sắc sảo, mặn mà, Sắc- Tình - tài => Số phận lênh đênh, chìm nổi.
3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp, kĩ thuật: quan sát tranh ;
- Thời gian:
- GV chức cuộc thi đọc những câu thơ, bài thơ viết về mùa xuân?
- Các nhóm đọc. GV nhận xét và chuyển ý:
Đề tài về bốn mùa, đặc biệt là mùa xuân chưa bao giờ hết hấp dẫn trong mắt các nhà thơ. Nguyễn Du cũng không ngoại lệ. Đoạn trích Cảnh ngày xuân trong Truyện Kiều là một trong những đoạn thơ hay viết về mùa xuân. Hôm nay, cô cùng các con sẽ tìm hiểu đoạn trích này
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp, kĩ thuật: Tổ chức các hoạt động tìm hiểu và phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả, thảo luận cặp đôi
- Thời gian:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV đặt câu hỏi: Xác định vị trí của đoạn trích trong tác phẩm?
? Đoạn trích có nội dung như thế nào?
+ Đoạn trích nằm ở phần I của tác phẩm: Gặp gỡ và đính ước. Sau khi tả chân dung 2 chị em Thuý Kiều, đoạn này tả cảnh ngày xuân trong tiết thanh minh và cảnh du xuân của 2 chị em Kiều
* GV hướng dẫn cách đọc: chậm rãi, khoan thai, chú ý ngắt nhịp đúng 2/2/2 & 4/4, chú ý các từ ngữ Hán Việt, các hình ảnh miêu tả.
+12 câu đầu giọng vui tươi, phấn khởi
+ 6 câu còn lại giọng tiếc nuối
* GV yêu cầu: đọc mẫu 4 câu thơ đầu
* 1 học sinh đọc 6 câu thơ tiếp
* Học sinh 2 đọc 8 câu thơ còn lại
? Đoạn trích có bao nhiêu chú thích, những chú thích nào cần hiểu kĩ ? (2,3,4,5,6,7)
? Hãy giải thích các chú thích đó?
? Em hiểu gì về lễ thanh minh trong tháng ba?
? Em hiểu “ vàng vó” là gì ? Tiền giấy dùng trong lễ thanh minh là loại tiền như thế nào?
? Phương thức biểu đạt chủ yếu trong đoạn trích là gì? ( miêu tả)
? Theo em, đoạn trích được kết cấu theo trình tự nào?
? Gồm mấy phần chính ? Nội dung từng phần ?
+ 4 câu thơ đầu: Vẻ đẹp TN mùa xuân.
+ 8 câu thơ tiếp: Cảnh hội mùa xuân
+ 6 câu cuối: Chị em Kiều du xuân trở về.
? Em có nhận xét gì về trình tự miêu tả của tác giả trong đoạn văn bản này?
+ Trình tự miêu tả từ khái quát (khung cảnh chung mùa xuân) đến cụ thể (cảnh lễ hội và con người)
* GV gọi học sinh đọc lại 4 câu thơ đầu.
? Ý nghĩa khái quát của 4 câu thơ đầu là gì? + Khung cảnh ngày xuân hiện lên với vẻ đẹp như thế nào ?
+ Khung cảnh thiên nhiên với vẻ đẹp riêng của mùa xuân.
? Trong hai câu thơ đầu, khung cảnh mùa xuân đ¬ược miêu tả qua những chi tiết nào?
Gợi: ? “Con én đưa thoi” gợi cho em thấy thời gian trôi đi như thế nào?
+ Con én đưa thoi: Gợi thời gian trôi đi nhanh
+ Thiều quang chín chục đã ngoài 60: ánh sáng đẹp của mùa xuân trở đi, trở lại đã hơn 60 ngày, hết tháng 2 sang tháng 3
* Giáo viên: Hai câu thơ đầu vừa nói thời gian vừa gợi không gian. Ngày xuân thấm thoắt trôi mau, tiết trời đã bước sang tháng ba, trong tháng cuối cùng của mùa xuân, những cánh én vẫn rộn ràng bay liệng như thoi đưa giữa bầu trời trong sáng.
? Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu thơ này ?
- Biện pháp ẩn dụ nhân hoá: con én đưa thoi, gợi đường nét trong bức tranh mùa xuân.
? Hai câu thơ là bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân. Em hãy bình về bức họa đó?
( Kĩ thuật động não)
+ Thảm cỏ non ( xanh non ) trải rộng tới chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân -> khoáng đạt mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống, trong trẻo, thanh khiết, có hồn.
+ Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết vài bông hoa lê trắng, nhẹ nhàng, thanh khiết...
=> Màu sắc có sự hài hoà tuyệt diệu.
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ của Nguyễn Du khi gợi tả mùa xuân?
+ Sử dụng từ ngữ giàu sức gợi tả, giàu tính tạo hình và rất chuẩn xác -> chọn hình ảnh đặc trưng cho mùa xuân - Từ “điểm” làm cho cảnh vật có hồn, không tĩnh tại.
? Tác giả chọn điểm nhìn(Quan sát) ở đây có gì đặc biệt?
+ Cái nhìn của nhân vật trước ngưỡng cửa của tình yêu
? Cảm nhận của em về bức tranh thuỷ mặc này?
* Giáo viên: Nguyễn Du đã vận dụng sáng tạo câu thơ cổ Trung Quốc: “Ph¬ương thảo liên thiên bích” (cỏ thơm liền với trời xanh), “Lê chi sổ điểm hoa” (Trên cành lê có điểm mấy bông hoa) để tạo nên một khung cảnh xuân sống động, có hồn.
? Tại sao tác giả chọn hoa lê chứ không phải loài hoa khác?
* Giáo viên: Thêm từ trắng tạo điểm nhấn làm nổi bật sắc của hoa lê và bổ sung vào bức tranh xuân một màu mới => Thổi vào bức tranh xuân vẻ đẹp trinh nguyên trong sáng đó là sự mới lạ và sáng tạo của Nguyễn Du một nghệ sĩ ngôn ngữ bậc thầy. Chỉ bằng 1 nét về thời gian, 2 nét về không gian, 2 nét tả cảnh vật mà tác giả đã làm nổi bật được cái hồn của mùa xuân với những đặc điểm rất riêng.Nếu như trong tả người là bút pháp ước lệ tượng trưng thì khi tả cảnh lại dùng những nét chấm phá, giảm nhẹ tính ước lệ, đi sâu vào tính chân thực của thiên nhiên => bức tranh tuyệt đẹp của mùa xuân.
* GV gọi học sinh đọc 8 câu thơ tiếp theo.
? Trong ngày lễ thanh minh có những hoạt động nào được diễn ra?
+ Lễ tảo mộ: đi viếng mộ, quét tước, sửa sang phần mộ của người thân.
+ Hội đạp thanh: đi chơi xuân ở chốn đồng quê
? Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh được miêu tả ra sao?
? Em hãy nêu những nhận xét của em về cách sử dụng từ ngữ của tác giả qua đoạn thơ này ?
+ Danh từ: Yến anh, chị em, tài tử, giai nhân -> gợi sự đông vui, người người cùng đến lễ hội.
+ Động từ: Sắm sửa, dập dìu: Gợi tả sự rộn ràng náo nhiệt của ngày hội.
+ Tính từ: Gần xa, nô nức: làm rõ tâm trạng người đi lễ hội
? Cách nói ẩn dụ “ nô nức”, “ yến anh” có tác dụng gì ? gợi tả điều gì?
+ Gợi tả đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân như chim én, chim oanh bay ríu rít, trong lễ hội nhộn nhịp nhất là những nam thanh, nữ tú.
? Thông qua buổi du xuân của chị em Thuý Kiều, tác giả khắc hoạ một truyền thống lễ hội xa xưa. Em có cảm nhận ntn về lễ hội truyền thống ấy?
+ Tết Thanh minh, mọi người sắm sửa lễ vật đi tảo mộ, sắm sửa áo quần để đi hội đạp thanh. Người ta rắc những thoi vàng vó, đốt tiền giấy hàng mã để tưởng nhớ người thân đã mất -> một lễ hội truyền thống mang nét đẹp văn hoá. Ngày nay chúng ta không nên quá lạm dụng trở thành hành động mê tín dị đoan tốn kém.
* GV gọi học sinh đọc 6 câu thơ cuối.
(Học sinh làm việc theo nhóm bàn, thảo luận trên phiếu học tập- Kĩ thuật khăn phủ bàn)
? Bức tranh cảnh vật và con người qua 6 câu thơ cuối có gì khác với bức tranh ở những câu thơ trên ? Vì sao ?
+ Nắng nhạt: tà tà bóng ngả về tây
+ Bước chân người thơ thẩn ra về
+ Dòng nước uốn quanh
-> Sự khác nhau về thời gian, không gian thay đổi: Sáng – chiều . Lúc vào hội – lúc tan hội.

? Theo em cảnh vật được cảm nhận qua lăng kính nào? 6 câu cuối có đơn thuần là tả cảnh nữa không ? Vì sao ?
+ Thông qua từ láy: Tà tà, thanh thanh, nao nao -> nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật .

? Qua cảnh vật ấy cho thấy sự linh cảm có điều gì sẽ xảy ra với nàng Kiều sau đó?
+ Ngay từ lúc này, Kiều đó gặp nấm mồ Đạm Tiên, gặp chàng thư sinh Kim Trọng rồi bắt đầu một cuộc đời lênh đênh gió bụi.
? Em có liên tưởng gì về bức tranh mùa xuân và cảnh ngày xuân qua đoạn trích?
+ Đoạn trích là một bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng và cũng mang màu sắc tâm trạng.
? Nét đặc săc về nghệ thuật của đoạn trích này là gì?
+ Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên kết cấu theo trình tự thời gian cuộc du xuân của chị em Thuý Kiều, sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh giàu nhịp điệu, diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật Kiều.

? Theo em đoạn trích này có ND - ý nghĩa gì?

* GV Gọi học sinh đọc ghi nhớ A. Giới thiệu chung:
1. Vị trí đoạn trích:
+ Thuộc phần 1: Gặp gỡ và đính ước

B. Đọc- hiểu văn bản:
1. Đọc- Chú thích:

2. Bố cục:
+ 3 phần (Theo trình tự thời gian)

3. Phân tích:
a Vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân:

- Thời gian, không gian mùa xuân:
+ Con én đưa thoi
+Thiều quang chín chục ...60

->Vào tháng 3 mùa xuân tươi đẹp thấm thoát qua nhanh->gợi cảm giác nuối tiếc ngày xuân cũng như tiếc nuối thời tuổi trẻ qua nhanh(trong cảm nhận, suy nghĩ của chị em Thuý Kiều)

- Cảnh mùa xuân:
+ Thảm cỏ non trải tít tắp tới tận chân trời- hạn cuối cùng của tầm mắt con người- sức sống mãnh liệt dâng trào của mùa xuân
+ Hoa lê trắng điểm xuyết trên thảm cỏ xanh non
-> Hình ảnh quen thuộc, tín hiệu tiêu biểu của mùa xuân.

=> Bức tranh mùa xuân được khắc họa qua cái nhìn của nhân vật trước ngưỡng cửa của tình yêu hiện ra thanh mảnh, mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống, khoáng đạt, trong trẻo, thanh khiết, có hồn.

b. Cảnh hội mùa xuân:

- Lễ tảo mộ.
- Hội đạp thanh.

-> Một loạt từ 2 âm tiết là các danh từ, động từ, tính từ ; Cách nói ẩn dụ

-> Gợi lên không khí lễ hội thật rộn ràng, náo nức, vui tươi & những nghi thức trang nghiêm mang tính truyền thống của người Việt.

c. Cảnh chị em Kiều du xuân trở về:

+ Nắng nhạt: tà tà bóng ngả về tây
+ Bước chân người thơ thẩn ra về
-> Hội đã hết, ngày đã tàn, cảnh chuyển động nhẹ nhàng, thanh dịu, nên thơ, vắng lặng, không khí nhộn nhịp, rộn ràng của lễ hội không còn nữa, tất cả đang nhạt dần, lặng dần.
+ Nao nao dòng nước uốn quanh
+ Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh
-> Không gian êm đềm, vắng lặng, gợi sự lắng xuống nhẹ nhàng
-> Cảnh vật nhuốm màu tâm trạng(nao nao): buồn, bângkhuâng(về một ngày vui đang còn mà đã linh cảm về một điều sắp xảy ra, cảnh hoàng hôn dự báo, linh cảm cho một đoạn trường mà đời Kiều sắp bước qua.
4. Tổng kết:
a Nội dung- Ý nghĩa:
*ND: Cảnh mùa xuân đẹp & tràn đầy sức sống
* Ý nghĩa của văn bản:
+ " Cảnh ngày xuân" là đoạn trích miêu tả bức tranh mùa xuân tươi đẹp qua ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật giàu tính chất tạo hình của Nguyễn Du.
b Nghệ thuật:
+ Sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật.
+ Miêu tả theo trình tự thời gian cuộc du xuân của chị em Thuý Kiều.

c Ghi nhớ: ( SGK- 87)

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập
- Phương pháp,
- Kĩ thuật: Kĩ thuật động não
- Thời gian:
- GV đặt câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Nhận định nào nói đầy đủ nhất nội dung chính của đoạn trích”Cảnh ngày xuân”?
A: Tả lại vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều
B:Tả lại cảnh chị em Thuý Kiều đi chơi xuân.
C: tả lại cảnh mọi người đi lễ hội trong tiết Thanh Minh
D: Tả lại cảnh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ.
Câu 2: Dòng nào nói đóng nhất giá trị nghệ thuật của đoạn trích” Cảnh ngày xuân”
A: Sử dụng nhiều từ láy.
B:Tạo dựng được không gian, thời gian.
C: Nghệ thuật ẩn dụ, nhân hoá.
D: Từ ngữ, miêu tả giàu chất tạo hình độc đáo.
C. Luyện tập:
=> Đáp án: 1- B, 2- D
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Hệ thống những kiến thức đã học và luyện tập
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
- Thời gian:
?Viết đoạn văn từ 5-7 câu trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
- Gv ghi bảng bài 2
- GV yêu cầu hs đọc bài 2
- GV nhận xét, rút kinh nghiệm cho hs.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ
- Phương tiện: Phiếu học tập
- Thời gian:
? Có ý kiến cho rằng “Cảnh ngày xuân” là một trong những bức tranh đẹp vào loại bậc nhất “Truyện Kiều”. Em có đồng ý với ý kiến này không? Cảm nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích
+ Đồng ý, vì trong bức tranh này diễn tả sự khoáng đạt, tươi trẻ...
5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:
+ Đọc diễn cảm, học thuộc lòng đoạn trích.
+ Học bài, hoàn chỉnh bài luyện tập.
+ Hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong văn bản.
+ Chuẩn bị: " Thuật ngữ" ( Đọc và tìm hiểu các nội dung có trong bài học, nghiên cứu các bài tập SGK)

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 9, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.

Xem Thêm