Giáo án PTNL bài Các phương châm hội thoại

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Các phương châm hội thoại. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Ngày soạn:
Ngày dạy: Tiết theo PPCT: 3

Bài: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Nắm được nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất.
2. Kĩ năng
- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
- Vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ ,…
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực giao tiếp, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân
4. Thái độ
- Có ý thức giao tiếp phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh, mục đích để đạt hiệu quả giao tiếp.
Các nội dung tích hợp
* Giáo dục kĩ năng sống:
- Ra quyết định: lựa chọn cách vận dụng các phương châm hội thoại theo những mục đích giao tiếp của bản thân.
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách dùng các phương châm hội thoại.
* Giáo dục đạo đức: lòng yêu nước, tự hào về quê hương đất nước thông qua yêu tiếng Việt, yêu tiếng nói của dân tộc, qua việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
* Giáo viên:
- Đọc kĩ SGK, SGV, chuẩn KTKN,
- Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (Máy chiếu, máy tính, phiếu học tập,…)
* Học sinh:
- Đọc sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan
- Trả lời các câu hỏi trong SGK và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên
C. PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT DẠY HỌC
* Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...
* Kĩ thuật dạy học: KT giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”,
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC
1. Ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (1p)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: đồ dùng học tập
- Kiểm tra nội dung bài học
3. Bài mới

 Hoạt động khởi động
- Thời gian:3 phút
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS
- Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề...
- Kĩ thuật: Động não, tia chớp, hỏi và trình bày
GV: kể chuyện con rắn vuông “Con rắn dài 40 mét, ngang 40 mét” và đặt câu hỏi gợi mở:
? Nói như vậy có chấp nhận được không? (Không được)
? Em rút ra bài học từ câu chuyện này là gì? (Phải nói sự thật, nói phải có bằng chứng, không vu vơ)
GV: Vi phạm quy tắc trong hội thoại => Phương châm
Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được các phương châm sẽ được sử dung như thế nào qua bài Các phương châm hội thoại.
 Hoạt động hình thành kiến thức
- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…
- Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ
- Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập
- Thời gian :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
* GV đặt câu hỏi: Thế nào là phương châm? Phương châm hội thoại
HS đọc ví dụ SGK và trả lời
- Nghĩa gốc: kim chỉ hướng
- Nghĩa mở rộng: tư tưởng chỉ đạo của hoạt động.
- Phương châm hội thoại là qui định mà người tham gia hội thoại phải tuân thủ thì giao tiếp mới thành công.
? Đọc ngữ liệu ( SGK- Tr 8)
- HS thảo luận theo cặp đôi
- Thời gian: 2 phút
- Yêu cầu: Tìm hiểu về các ngữ liệu 1, 2
* GV phân công:
Tổ 1: Khi An hỏi “Học bơi ở đâu?” mà Ba trả lời “ở dưới nước” thì câu trả lời đó có đáp ứng điều mà An cần biết không? Vì sao?
Tổ 2: Vậy câu trả lời có đáp ứng được điều mà An mong muốn không?Vậy điều mà An cần biết ở đây là gì?Ba cần trả lời như thế nào?
Tổ 3: Phân tích ngữ liệu 2
? Vì sao truyện lại gây cười?Lẽ ra anh “Lợn cưới” và anh “áo mới” phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và trả lời?
Banhóm, đại diện báo cáo kết quả , thu phiếu các nhóm còn lại
Cho các nhóm nhận xét
* GV nhận xét, chuẩn kiến thức
Đáp án
Tổ 1:
- Bơi là hoạt động di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể.
Tổ 2:
- Không vì không mang nội dung mà An cần biết nghĩa là nói ít hơn điều cần nói mà cuộc giao tiếp đòi hỏi.
- An muốn biết Ba học bơi ở địa điểm nào “ở đâu?” chứ không phải An hỏi bơi là gì?
Ví dụ: “Mình học bơi ở bể bơi trong Lựng Xanh”.
Tổ 3:
- Truyện gây cười vì cách nói của hai nhân vật (nói nhiều hơn những gì cần nói)
- Lẽ ra chỉ cần hỏi “Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?”
- Trả lời “(Nãy giờ) tôi chẳng thấy có con lợn nào chạy qua đây cả!”
- Như vậy, các nhân vật ở đây nói nhiều hơn những gì cần nói. I. Phương châm về lượng
1. Phân tích ngữ liệu:
( SGK- Tr 8 )

1.1. Đoạn đối thoại
- Ba không trả lời vào điều An muốn hỏi (không mang đầy đủ nội dung cần trả lời nói)

1.2. Truyện cưới “Lợn cưới áo mới”
- Các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói (thừa từ ngữ).

* GV đặt câu hỏi:
- Qua ví dụ 1, hãy cho biết khi giao tiếp ta cần phải tuân thủ yêu cầu gì?
? Hãy lấy ví dụ trong thực tế người nói không tuân thủ phương châm về lượng khi giao tiếp?
HS:
GV( Chiếu VD)
a, Anh làm ở đâu?
- Tôi làm giám đốc ở công ty X.
b, Cậu học lớp nào?
- Tớ là HS giỏi nhất lớp 9A.
- GV đặt câu hỏi: Rút ra kết luận phương châm về lượng
- GV đọc ghi nhớ: Đọc ghi nhớ SGK- Tr 9 - Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung đáp ứng đúng yêu cầu giao tiếp, cần nói đầy đủ, không thiếu không thừa.

2. Ghi nhớ (SGK- Tr 9)
Giải nhanh:
Bài tập miệng (Bài tập 1 SGK-Tr 9)
- GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn
? Hai câu thừa từ nào?
a. ... gia súc nuôi trong nhà -> Lặp lại từ ngữ “ nuôi ở trong nhà” vì gia súc đã hàm chứa nghĩa là “thú nuôi trong nhà”
b. .. loài chim có hai cánh -> Thừa cụm từ “ có hai cánh” vì đó là đặc điểm của loài chim đều có hai cánh.
GV tuyên dương HS trả lời nhanh và đúng
- GV: Gọi học sinh đọc truyện cười “ Quả bí khổng lồ” và đặt câu hỏi:
? Truyện cười phê phán điều gì?
HS: Phê phán tính nói khoác.
? “Nói khoác” là nói như thế nào?
HS: Nói không đúng sự thật.
? Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
HS: Không nên nói những điều không đúng sự thật hoặc không có bằng chứng xác thực.
- GV đặt tiếp câu hỏi:
? Nếu không biết chắc ngày 1/9 lớp có được nghỉ học không hoặc không biết chắc lý do vì sao vì sao một bạn trong lớp nghỉ học em có thông báo nội dung đó không?
? Nếu không chắc chắn một điều gì mà phải trả lời (về điều đó) thì nên dùng thêm từ ngữ nào ở đầu câu?
HS: Hình như là; em nghĩ là; em nghe nói; chắc là...
+ Qua tình huống trên em rút ra nhận xét gì khi giao tiếp?
HS: Đừng nói những điều mình không có bằng chứng xác thực, chưa có cơ sở để xác định là đúng.
? Em hiểu thế nào về phương châm về chất trong hội thoại?
HS: Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. II. Phương châm về chất
1. Phân tích ngữ liệu (SGK- Tr 9)
Truyện Quả bí khổng lồ
-Truyện phê phán tính nói khoác.

-> Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực
- GV yêu cầu HS: Đọc ghi nhớ SGK- Tr 10
? Có khi nào trong giao tiếp người ta phải nói không đúng sự thật?
HS: Bác sĩ vì muốn người bệnh có thêm nghi lực sống, mà không tuyệt vọng dẫn tới hành động đáng tiếc.
HS: Chiến sĩ cách mạng khi bị địch bắt để giữ bí mật khai những điều không đúng sự thật.
=> Vi phạm phương châm về chất
GV: Có những lúc để đạt một mục đích nào đó trong cuộc sống người ta có thể vi phạm một trong số các phương châm hội thoại 2. Ghi nhớ SGK- Tr 10
? Tìm những thành ngữ có nội dung liên quan đến p/c về lượng
HS: Nói thêm nói thắt
? Tìm những thành ngữ có nội dung liên quan đến p/c về chất
HS: Nói nhăng nói cuội
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập
- Phương pháp, kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
- Thời gian: 10’
- Đọc bài tập số 2 và nêu yêu cầu của bài tập số 2.
PP: Trả lời nhanh
? Hãy chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống?
- HS trả lời
- GV chiếu đáp án
? Các từ ngữ trên chỉ những cách nói liên quan đến một phương châm hội thoại: Đó là phương châm hội thoại nào?
HS: Đều chỉ cách nói tuân thủ hoặc vi phạm phương châm về chất III. Luyện tập
Bài tập 2 ( SGK- Tr 11)
a. Nói có sách, mách có chứng
b. Nói dối
c. Nói mò
d. Nói nhăng, nói cuội
e. Nói trạng

- Đọc bài tập số 2 và nêu yêu cầu của bài tập số 2.
PP: Trả lời nhanh
? Đọc truyện cười “Có nuôi được không”
? Phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ? Vì sao Bài tập 3( SGK- Tr 11) Truyện cười “Có nuôi được không”.
- Ở đây phương châm về lượng đã không được tuân thủ vì câu hỏi “Rồi có nuôi được không?”
-> Thừa.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 4
* Gọi học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập
* Giáo viên chia làm 2 nhóm (KT khăn phủ bàn)
+ Nhóm 1: Câu a
+ Nhóm 2: Câu b
- Học sinh thảo luận đại diện các nhóm trình bày

Bài tập 4 (SGK- Tr 11)
a. Để đảm bảo phương châm về chất, người nói phải dùng cách nói trên nhằm báo cho người nghe biết tính xác thực của thông tin mà mình đưa ra chưa được kiểm chứng.
b. Để đảm bảo phương châm về lượng, người nói dùng cách nói đó nhằm báo cho người nghe biết việc nhắc lại nội dung cũ là do chủ ý của người nói.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Hệ thống những kiến thức đã học và luyện tập
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 3p
- Đọc câu chuyện cười sau:
Hai người đàn ông với bộ dạng rất mệt mỏi bước vào một nhà hàng gọi hai ly nước uống. Mỗi người lấy từ trong cặp của mình ra một ổ bánh mỳ ngồi ăn.
Phục vụ nhà hàng nhanh chóng nhắc nhở:
– Thưa quý khách, nhà hàng chúng tôi có quy định được ghi rõ trên bảng kia: “Nhà hàng chúng tôi có phục vụ đồ ăn. Quý khách vui lòng không ăn thức ăn tự mình mang vào nhà hàng”.
Hai người cảm ơn phục vụ rồi trao đổi bánh mỳ cho nhau và …ăn tiếp.
a. Xác định lời thoại vi phạm phương châm hội thoại? Lời thoại đó vi phạm phương châm hội thoại nào?
b. Sự vi phạm phương châm hội thoại đó đã tạo ra tiếng cười như thế nào
c. Chỉ ra mối liên hệ giữa việc sáng tác truyện cười với các phương chậm hội thoại
- HS thảo luận, trả lời. GV nhận xét, bổ sung
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO
- Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học và luyện tập để tìm tòi trong thực tế - Phương pháp: tìm đọc trên sách, báo, mạng, trao đổi,…
- Thời gian: 5’

? Sáng tác một truyện cười có sử dụng thủ pháp vi phạm các phương châm hội thoại
4. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau (3’)
* Hướng dẫn học ở nhà: Học thuộc ghi nhớ và hoàn chỉnh các bài tập.
* Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
- Đọc kĩ nội dung bài học.

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 9, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.

Xem Thêm