Giáo án PTNL bài Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần 27

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 127

 

TLV:CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

  1. A. Mục tiêu bài dạy:
  2. Kiến thức:

+ Đặc điểm, yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

+ Các bước khi làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

  1. 2. Kỹ năng:

+ Tiến hành các bước làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

+ Tổ chức triển khai các luận điểm.

  1. 3. Thái độ:

+ Giáo dục học sinh có ý thức, thái độ đúng đắn trong nhận xét, đánh giá về một đoạn thơ, bài thơ.

B.Chuẩn bị:

* Giáo viên: Bảng phụ, tài kiệu tham khảo, bài soạn, chuẩn bị nội bảng phụ.

* Học sinh: Đọc, tìm hiểu và phân tích ngữ ngữ liệu theo câu hỏi SGK ( Xác định thể

  loại, các luận điểm, luận cứ...)

C.Phương pháp:

+ Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, thảo luận, qui nạp.

+ Kĩ thuật động não, chia nhóm, trình bày một phút, viết tích cực…

  1. Tiến trình giờ dạy:
  2. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
  3. 2. Kiểm tra bài cũ:

  ? Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ phải đảm bảo những yêu cầu gì?

* Đáp án:

+ Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ bài thơ ấy.

+ Nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu... Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.

+ Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục rõ ràng, mạch lạc, lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.

  1. Bài mới:

       

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mc tiêu: to hng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (  )

- GV dẫn dắt: Giờ học trước, các em đã tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ , các yêu cầu với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Giờ học này chúng ta cùng tìm hiểu cách làm cụ thể loại bài văn này.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (   )

* GV yêu cầu Học sinh theo dõi các đề bài trên bảng phụ

* GV gọi học sinh đọc các đề bài đó

? Các đề trên có điểm gì giống nhau?

+ ? Hãy cho biết cách nêu yêu cầu về kiểu bài ? Đối tượng nghị luận?

* GV đặt câu hỏi:

? Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào ?

 ? Gồm mấy phần ? Đó là những phần nào ?

- HS thảo luận, trả lời

+ Phần 1: Vấn đề nghị luận( về 1 đoạn thơ, bài thơ)

+ Phần 2: Mệnh lệnh làm bài ( phân tích, suy nghĩ, cảm nhận) hoặc không có mệnh lệnh cụ thể.

? Các từ như trong đề bài phân tích, cảm nhận, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu gì đối với bài làm ?

? Với các đề không có lệnh, ta phải làm công việc gì ?

+ Với đề bài không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong bài.

? Em hãy lấy 1 số đề nghị luận một bài thơ đoạn thơ khác ?

? Qua việc phân tích các đề bài ở trên, em rút ra nhận xét gì về đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ?

* Giáo viên chuẩn kiến thức : Cấu tạo của đề gồm 2 phần. Sự khác biệt trong những từ chỉ mệnh lệnh làm bài chỉ khác biệt về sắc thái không phải là kiểu bài nghị luận khác nhau.

* GV gọi học sinh đọc đề bài SGK- 80

? Để thực hiện yêu cầu của đề bài, ta phải tiến hành những bước nào, nhiệm vụ cụ thể của từng bước?

? Xác định yêu cầu của đề( vấn đề nghị luận, phương pháp nghị luận, các tư liệu cần sử dụng để làm bài)

 

 

 

 

* GV đặt câu hỏi:

? Dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK, hãy tìm ý cho đề văn ?

? Cần có những câu hỏi nào để tìm ý?

? Theo em có thể hình thành mấy luận điểm ? Sắp xếp các luận điểm ấy như thế nào ?

- HS thảo luận, trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

 

 

 

? Đọc lại dàn bài cho đề văn trên SGK- 81?

? Xác định nhiệm vụ của Mở bài ?

? Nêu những yêu cầu phần Thân bài ? Kết bài ?

 

 

 

 

 

 

 

* GV Chia lớp thành 3 nhóm cho  mỗi nhóm  viết một đoạn văn. Học sinh viết các đoạn văn: Mở bài, Kết bài và Thân bài: ý 2,3

* Học sinh đọc đoạn văn của mình, cho học sinh khác nhận xét và bổ sung

=> Giáo viên nhận xét và đánh giá hoàn chỉnh

? Nêu bố cục của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?

* Học sinh đọc Ghi nhớ SGK- 83

I. Đề bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: ( Sgk-79)

*  Giống nhau:

+ Các đề nêu đối tượng nghị luận: bài thơ, đoạn thơ.

*  Khác nhau: Cách nêu yêu cầu của đề:

+ Đề không kèm theo những mệnh lệnh: đề 4,7 (chỉ nêu vấn đề nghị luận )

+  Đề có kèm theo những mệnh lệnh: 1,2,3,5,6,8 thường bằng các từ ngữ: phân tích, cảm nhận, suy nghĩ

 

+ Từ “phân tích” nghiêng về phương pháp nghị luận.

+ Từ “cảm nhận” nghieeng về cảm thụ của người viết được lấy cơ sở chính cho việc nghị luận.

+ Từ “suy nghĩ” Nghiêng về nhận định, đánh giá của người viết.

 

 

 

 

 

 

 

=> Đề có hoặc không có lệnh đề, người viết phải bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài

 

 

 

 

 

 

II. Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:

1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:

1.1 Phân tích ngữ liệu

 Đề bài:  Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.

a. Tìm hiểu đề và tìm ý:

* Tìm hiểu đề:

+ Thể loại: Nghị luận bài thơ

+ Nội dung: Tình yêu quê hương của nhà thơ

+ Phạm vi kiến thức: Bài thơ quê hương của Tế Hanh(1938)

*. Tìm ý:

+ Hoàn cảnh sáng tác của văn bản-> Tâm trạng tác giả.

+ Nội dung diễn tả tình yêu quê hương của Tế Hanh được thể hiện qua tâm trạng, hình ảnh, màu sắc, mùi vị…

+ Nghệ thuật của bài thơ góp phần thể hiện tình yêu quê hương: cách miêu tả, chọn lọc hình ảnh, ngôn từ, cấu trúc, nhịp điệu, tiết tấu…

b. Lập dàn ý: (SGK- 81)

Mở bài:

+ Giới thiệu bài thơ, nêu ý kiến khái quát về tình yêu quê hương trong bài thơ

Thân bài:

+ Khái quát chung về tình yêu quê hương của tác giả

+ Cảnh ra khơi

+ Cảnh trở về

+ Nỗi nhớ quê hương khi xa cách

Kết bài:

+ Cảm nghĩ về tình yêu quê hương của tác giả

c. Viết bài:

 

 

 

 

 

d. Đọc lại bài viết và sửa chữa

 

 

1.2 Ghi nhớ 1 ( SGK- 83)

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn

- Thời gian: ( )

- GV nêu yêu cầu: Nêu bố cục bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ?

* Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình ( Nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong bài thơ và khái quát nội dung cảm xúc của nó)

* Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ

 * Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.

HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ

- Thời gian: ( )

Dựa vào các hình ảnh, bố cục của bài thơ Sang thu, viết một đoạn văn diễn tả cảm nhận của Hữu Thỉnh về sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu, trong đó có câu chứa hàm ý.

  1. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:

+  Học thuộc lòng ghi nhớ, hoàn thành bài văn về tình yêu quê hương của tác giả Tế Hanh theo dàn bài trên.

+ Đọc và chuẩn bị các phần còn lại của " Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ"  ( Cách tổ chức, triển khai luận điểm, Các bài tập ở phần Luyện tập SGK 84,85)

 

 

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 9, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.

Xem Thêm