Giáo án ngữ văn 7: Bài Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu (tiếp)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu (tiếp). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày dạy:

Tiết:
Tiếng Việt:
DÙNG CỤM CHỦ VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU
(tiếp theo)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Cách dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.
- Tác dụng của việc dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.
2. Kĩ năng
- Mở rộng câu bằng cụm chủ - vị.
- Phân tích tác dụng của việc dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề - ra quyết định
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự quản bản thân
- Năng lực giao tiếp Tiếng Việt: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách mở rộng câu, chuyển đổi câu.
- Ra quyết định: lựa chọn cách mở rộng câu, chuyển đổi câu theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách mở rộng câu, chuyển đổi câu
4. Thái độ
- Giáo dục ý thức tiếp thu, nhận diện, thực hành vận dụng kiến thức để mở rộng thành phần câu.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.
- Học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống...
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu...
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (15’)

KIỂM TRA 15 PHÚT
Từ câu 1 đến câu 6, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm.
Câu 1: Cụm C – V dùng để mở rộng câu cũng chính là cụm C – V làm nòng cốt câu. Nhận xét trên đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 2: Trong câu: “ Chúng em làm bài tập cô giáo ra” cụm C – V nào dùng để mở rộng câu?
Câu 3: Ta có thể mở rộng câu bằng cách:
A. Biến đổi một câu có cụm C – V làm nòng cốt thành câu có hai cụm C-V làm nòng cốt.
B. Thêm trạng ngữ cho câu.
C. Dùng cụm C – V để mở rộng thành phần CN, VN hoặc thành phần của cụm từ.
D. Kết hợp ý B và C một .
Câu 4 : Trong một câu chỉ có thể dùng một cụm C – V có hình thức giống câu đơn bình thường để mở rộng câu ! Nhận xét trên đúng hay sai ?
A. Đúng B. Sai
Câu 5 : Câu nào dưới đây là câu dùng cụm C - V để mở rộng câu ?
A. Khiêm tốn là tính nhã nhặn.
B. Hoài bão lớn nhất của con người là tiến mãi không ngừng.
C. Bỗng một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình.
D. Tiếng Việt rất giàu thanh điệu.
Câu 6 : Câu « Cái bút Lan tặng tôi rất đẹp », cụm C – V làm thành phần gì ?
A. Chủ ngữ C. Phụ ngữ cho cụm danh từ.
B. Vị ngữ D. Phụ ngữ cho cụm tính từ.
Câu 7 : (3.0 điểm) Đặt hai câu có sử dụng cụm C – V để mở rộng câu, cho biết trong mỗi câu, cum C – V làm thành phần gì ?
Câu 8 : ( 4.0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (5-7) câu chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng ít nhất một cụm C - V để mở rộng câu.
ĐÁP ÁN
Câu Nội dung cần đạt Điểm
1B 2B 3D 4B 5C 6A 3.0
7
(3.0 đ) - HS đặt được câu có sử dụng cụm C – V để mở rộng câu.
- Xác định được trưởng hợp sử dụng cụm C – V để mở rộng câu. 1.0
1.0
8
(4.0 đ) Về kĩ năng:
+ Trình bày đúng yêu cầu, thể thức của đoạn văn, đủ số lượng câu theo quy định (khoảng 5 đến 7 câu).
+ Diễn đạt lưu loát, rõ ràng, không mắc lỗi về dùng từ, viết câu, lỗi chính tả. 1.0
Về nội dung: học sinh lựa chọn chủ đề nhất quán, các câu tron đoạn văn phải có tính liên kết và sử dụng cụm C – V để mở rộng câu. 3.0
Tổng 10

3. Bài mới (30’)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 3 phút
* Chiếu Ví dụ dẫn dắt vào bài mới:

Trình bày cá nhân, HS khác bổ sung, sửa chữa.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 20p
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh củng cố lại kiến thức. I. Củng cố kiến thức
G

H

G

H
? Em hãy nhắc lại: Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu?
Trình bày.

? Em hãy nêu các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu.
Trình bày.

- Dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường (cụm C-V) làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu.
- Các thành phần câu như: chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C-V.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 10 p
Hoạt động 2: Luyện tập. II. Luyện tập
G
G
H

H Hướng dẫn học sinh hoàn thành bài tập trong SGK
Bài tập 1:
* Đưa ngữ liệu sgk.
* Đọc yêu cầu bài tập, thảo luận nhóm 3’, lớp chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm hoàn thành một ý bài tập.
Hoàn thành bảng nhóm-> trưng bày sản phẩm, nhóm khác nhận xét, cho điểm.
G

G
H * Chiếu đáp án:

? Qua bài tập 1, em rút ra bài học gì?
- Muốn xác định cụm C – V làm thành phần trước hết phải xác định hai thành phần chính của câu là chủ ngữ ,vị ngữ và các cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong câu. Tiếp theo, phân tích cấu tạo của các thành phần đó và kết luận côm C - V đó thuộc thành phần nào.

G
H
G

G

H
Bài tập 2
* Gọi HS xác định yêu cầu bài tập.
Hoàn thành cá nhân.
Gọi Hs trả lời, sửa chữa. Đưa ra đáp án để HS tự chỉnh sửa bài.

? Qua bài tập 2, em rút ra lưu ý gì trong quá trình dùng cụm chủ - vị mở rộng câu?
- Cách mở rộng câu: Từ một câu đơn bình thường, từ hai vế trong một câu, hoặc từ hai câu đơn ta có thể tạo thành một câu có dùng cụm C – V để mở rộng bằng cách thêm, bớt những từ ngữ thích hợp.
- Cách mở rộng câu phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các câu và mục đích của người nói.

G
H

G Bài tập 3
* Chiếu yêu cầu bài tập.
Hoàn thành theo nhóm bàn, cử đại diện trình bày, nhận xét chéo, dựa đáp án cho điểm.
* Chiếu đáp án:

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p

Viết đoạn văn có sử dụng cụm c-v làm thành phần để mở rộng câu ( Nội dung liên quan đến hai văn bản đã được học: Sống chết mặc bay, Những trò lố...).
H: Trình bày sản phẩm nhóm đã hoàn thành ở nhà.
H: nhận xét chéo.
G: Chữa và cho điểm từng nhóm.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm
Trò chơi: Ai nhanh hơn ?
? Đặt câu với chủ đề tự chọn dùng cụm C – V mở rộng thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ?
Nhóm nào đặt được nhiều câu đúng, nhóm đó chiến thắng.

4. Hướng dẫn HS về nhà (2’)
* Đối với bài cũ:
- Tìm câu có cụm chủ vị làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong một đoạn văn đã học.
- Đặt 3 câu có chủ ngữ là danh từ, vị ngữ là động từ hoặc tính từ. Sau đó, lần lượt phát triển thành phần câu bằng cụm chủ- vị.
- Hoàn thành các bài tập trong SGK , BT4 / SBT tập 2 / 63.
* Đối với bài mới:
Chuẩn bị bài mới: Luyện nói văn bản giải thích 1 vấn đề ( đề c )
- Các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói giải thích một vấn đề.
- Những yêu cầu khi trình bày văn nói giải thích một vấn đề.

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 7, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.

Xem Thêm