I. CỦNG CỐ
Bài tập 1. Hãy đánh dấu x vào câu trả lời đúng.
Câu 1. Yếu tố nào dưới đây thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật?
a. Quy phạm pháp luật
b. Chế định pháp luật
c. Luật và Nghị định
d. Ngành luật
Trả lời: Chọn đáp án: a. Quy phạm pháp luật
Câu 2. Chế định pháp luật là:
a. Đơn vị nhỏ nhất cấu thành hệ thống pháp luật.
b. Tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất.
c. Một nhóm quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất.
d. Một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.
Trả lời: Chọn đáp án: d. Một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.
Câu 3. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa năm 2013 là:
a. Luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b. Luật chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
c. Luật chủ yếu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
d. Luật cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trả lời: Chọn đáp án: d. Luật cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 4. Văn bản quy phạm pháp luật là:
a. Văn bản có chứa quy phạm pháp luật được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
b. Văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do Nhà nước thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
c. Văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và dược Nhà nước bảo đảm thực hiện.
d. Văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận nhäừm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Trả lời: Chọn đáp án: a. Văn bản có chứa quy phạm pháp luật được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Câu 5. Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản
a. chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, mang tính quyền lực Nhà nước.
b. do các cơ quan Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
c. do các cá nhân được Nhà nước trao quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
d. quy phạm pháp luật được ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Trả lời: Chọn đáp án: a. chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, mang tính quyền lực Nhà nước.
Câu 6. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, văn bản nào sau đây có hiệu lực pháp lí cao nhất?
a. Luật Hiến pháp
b. Luật Tài chính
c. Luật Hình sự
d. Luật Hành chính
Trả lời: Chọn đáp án: a. Luật Hiến pháp
Câu 7. Hệ thống pháp luật là
a. cấu trúc bên trong của pháp luật, biểu hiện ở sự liên kết, gắn bó thống nhất nội tại với nhau của các quy phạm pháp luật, được phân định thành các ngành luật, có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể thống nhất.
b. cấu trúc bên trong của pháp luật, biểu hiện ở sự liên kết, gắn bó thống nhất nội tại với nhau của các quy phạm pháp luật, được phân định thành chế định pháp luật, ngành luật.
c. biểu hiện ở sự liên kết, gắn bó thống nhất nội tại với nhau của các quy phạm pháp luật, được phân định thành chế định pháp luật, ngành luật, có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể thống nhất.
d. cấu trúc bên trong của pháp luật, biểu hiện ở sự liên kết, gắn bó thống nhất nội tại với nhau của các quy phạm pháp luật, được phân định thành chế định pháp luật, ngành luật, có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể thống nhất.
Trả lời: Chọn đáp án: d. cấu trúc bên trong của pháp luật, biểu hiện ở sự liên kết, gắn bó thống nhất nội tại với nhau của các quy phạm pháp luật, được phân định thành chế định pháp luật, ngành luật, có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể thống nhất.
Câu 8. Nhận định nào dưới đây sai?
a. Ủy ban nhân dân xã, phường được phép ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
b. Ủy ban nhân dân xã, phường được phép ban hành văn bản áp dụng pháp luật.
c. Văn bản quy phạm pháp luật phải được ban hành theo thẩm quyền, trình tự thủ tục luật định.
d. Ủy ban nhân dân xã, phường không được phép ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
e. Mỗi ngành luật có phương pháp điều chỉnh đặc thù.
g. Quy phạm pháp luật là bộ phận nhỏ nhất của hệ thống pháp luật.
h. Chế định pháp luật bao gồm nhiều quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại, trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.
i. Các ngành luật khác nhau có phương pháp điều chỉnh như nhau.
k. Tại Việt Nam, Luật Hiến pháp là ngành luật cơ bản.
I. Hệ thống pháp luật của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở quy phạm của Luật Hiến pháp.
m. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam đều có mối quan hệ với nhau.
n. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật không có mối quan hệ với nhau.
Trả lời: Nhận định sai là:
d. Ủy ban nhân dân xã, phường không được phép ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
i. Các ngành luật khác nhau có phương pháp điều chỉnh như nhau.
n. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật không có mối quan hệ với nhau.
Bài tập 2. Hãy điền cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Văn bản quy phạm pháp luật |
Cơ quan có thẩm quyền ban hành |
Hiến pháp |
|
Bộ luật |
|
Luật |
|
Pháp lệnh |
|
Nghị quyết |
|
Nghị quyết liên tịch |
|
Lệnh |
|
Quyết định |
|
Thông tư |
|
Thông tư liên tịch |
|
Trả lời:
Văn bản quy phạm pháp luật |
Cơ quan có thẩm quyền ban hành |
Hiến pháp |
Quốc hội |
Bộ luật |
Quốc hội |
Luật |
Quốc hội |
Pháp lệnh |
Ủy ban Thường vụ Quốc hội |
Nghị quyết |
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao |
Nghị quyết liên tịch |
Chính phủ |
Lệnh |
Chủ tịch nước |
Quyết định |
Thủ tướng |
Thông tư |
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ |
Thông tư liên tịch |
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao |
lI. LUYỆN TẬP
Bài tập 1. Hãy cho biết các nhận định nào dưới đây đúng hay sai. Vì sao?
a. Chế định pháp luật không phải là một yếu tố trong hệ thống pháp luật về mặt cấu trúc.
b. Chế định pháp luật là một nhóm quy phạm pháp luật có đặc điểm chung, cùng điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất.
c. Hệ thống pháp luật chính là tập hợp có tính hệ thống của tất cá các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật.
d. Căn cứ phân định các ngành luật chỉ có tính tương dối.
e. Văn bản quy phạm pháp luật là yếu tố trong hệ thống cấu trúc của pháp luật.
Trả lời:
Câu đúng là: b, c, d
Câu sai là: a, e
Vì:
a. Chế định pháp luật là một yếu tố trong hệ thống pháp luật về mặt cấu trúc.
e. Văn bản quy phạm pháp luật không là yếu tố trong hệ thống cấu trúc của pháp luật.
Bài tập 2. Hãy đọc tình huống sau và trả lời cảu hỏi.
Anh A xây dựng nhà và đưa vào sử dụng năm 2010 (giấy phép của Ủy ban nhân dân huyện X cấp) trên phần đất vi phạm lộ giới. Đầu năm 2015, Ủy ban nhân dân phường T đã kiểm tra và ra quyết định cưỡng chế công trình của anh A.
- Quyết định cưỡng chế của Ủy ban nhân dân phường T có phải là văn bản quy phạm pháp luật không? Vì sao?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường T có phải là chủ thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật không? Vì sao?
Trả lời:
- Quyết định cưỡng chế của Ủy ban nhân dân phường T có là văn bản quy phạm pháp luật vì phường T có thẩm quyền để ra văn bản buộc quyết định cưỡng chế công trình của anh A.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường T có là chủ thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật vì phường T là bộ phận chính, giữ vai trò chủ đạo, với tư cách là một sinh vật có ý thức và ý chí.
III. VẬN DỤNG
Bài tập 1. Hãy lựa chọn một quy phạm pháp luật và thiết kế đồ hoạ thông tin nhằm tuyên truyền quy phạm đó.
Trả lời:
Ví dụ: Quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp hay quy định về nghĩa vụ quân sự của công dân.
Bài tập 2. Hãy tìm hiểu trên mạng xã hội một câu chuyện về cá nhân có thẩm quyển, sai phạm trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tóm tắt câu chuyện đó không quá 100 chữ.
Trả lời: Mấy năm trước, Bộ Giao thông- Vận tải ban hành Thông tư số 58 quy định phải đổi giấy phép lái xe loại giấy sang vật liệu mới bằng vật liệt PET theo lộ trình với mức giá khác cao, đặc biệt, quy định nếu sau 6 tháng người không chuyển đổi sẽ phải sát hạch lại lý thuyết để được cấp lại giấy phép lái xe. Cùng với đó, một số thông tư của các Bộ, ngành khác bị Bộ Tư pháp tuýt còi. Đây là một loại sai phạm của các cơ quan công quyền trong quá trình thi hành nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Vấn đề cơ bản và quan trọng ở đây là mình phải tìm ra được nguyên nhân và xử lý nghiêm nội dung sai, lẫn người ban hành văn bản có nội dung sai theo đúng yêu cầu. Bởi, theo đúng bản chất, đây là sai phạm liên quan tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái, thậm chí đây có thể coi là hành vi tham nhũng, mà ở đây là tham nhũng về thể chế.