Giải SBT giáo dục kinh tế pháp luật chân trời bài 12: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Giải bài 12: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Sách giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách bài tập. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

 

I. CỦNG CỐ

Hãy đánh dấu V vào câu trả lời đúng.

Câu 1. Hệ thống chính trị ở Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất, trong đó bao gồm các thiết chế hợp pháp có quan hệ với nhau về mục đích và chức năng, bao gồm các tổ chức:

a. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

b. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

c. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội khác.

d. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội.

Trả lời: Chọn đáp án: c. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội khác.

Câu 2. Nguyên tắc nào sau đây là nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị ở Việt Nam?

a. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, Nhân dân làm chủ.

b. Phân công quyền lực nhà nước theo thuyết tam quyền phân lập.

c. Quyền lực chính trị thuộc về Nhà nước.

d. Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội.

Trả lời: Chọn đáp án: a. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, Nhân dân làm chủ.

Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

a. Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị, đồng thời giữ vai trò lãnh đạo của cả hệ thống chính trị.

b. Thống nhất về tổ chức lãnh đạo, mục tiêu chính trị, nguyên tắc tổ chức và hoạt động.

c. Đảm bảo quyền lực của Nhà nước.

d. Cơ quan, tổ chức gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.

Trả lời: Chọn đáp án: c. Đảm bảo quyền lực của Nhà nước.

Câu 4. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là:

a. Tổ chức lãnh đạo xã hội Việt Nam.

b. Một tổ chức chính trị - xã hội.

c. Một bộ phận của hệ thống chính trị, đồng thời là tổ chức giữ vai trò lãnh đạo của cả hệ thống chính trị Việt Nam.

d. Tổ chức có vai trò trung tâm trong hệ thống chính trị.

Trả lời: Chọn đáp án: c. Một bộ phận của hệ thống chính trị, đồng thời là tổ chức giữ vai trò lãnh đạo của cả hệ thống chính trị Việt Nam.

Câu 5. Đảng Cộng sản Việt Nam chịu sự giám sát, chịu trách nhiệm trước chủ thể nào?

a. Nhà nước

b. Chính phủ

c. Nhân dân

d. Đảng viên

Trả lời: Chọn đáp án: c. Nhân dân

Câu 6. Mặt trận Tổ quốc là một tổ chức:

a. Chính trị - xã hội

b. Chính trị

c. Xã hội

d. Xã hội chính trị

Trả lời: Chọn đáp án: b. Chính trị

II. LUYỆN TẬP

Bài tập 1. Em hãy cho biết các nhận định dưới đây đúng hay sai. Vì sao?

a. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật.

b. Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định những hoạt động của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

c. Hệ thống chính trị ở Việt Nam là chỉnh thể thống nhất trong đó bao gồm các tổ chức, các thiết chế hợp pháp có quan hệ về mục đích và chức năng thực hiện, tham gia thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực Nhà nước.

d. Quyền lực Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có sự phân quyền giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp theo lí thuyết tam quyền phân lập.

Trả lời:

Câu đúng là: a, b, c 

Câu sai là: d

Vì: Quyền lực Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chỉnh thể thống nhất trong đó bao gồm các tổ chức, các thiết chế hợp pháp có quan hệ về mục đích và chức năng thực hiện, tham gia thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực Nhà nước không phân quyền giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp theo lí thuyết tam quyền phân lập.

Bài tập 2. Điển từ thích hợp vào chỗ trống:

a. Hệ thống chính trị ở Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất trong đó bao gồm..................., các thiết chế.................... có mối quan hệ về mục đích và chức năng thực hiện và tham gia thực hiện....................., quyền lực Nhà nước.

b. Quyền lực .................... là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền...................., ...................., ....................

c. ..................... gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước ................... về những quyết định của mình.

d. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do..................... làm chủ; tất cà quyền lực.................... thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp.................... với giai cấp.................... và đội ngũ...................

Trả lời:

a. các tổ chức, hợp pháp, tham gia.

b. Nhà nước, lập pháp, hành pháp, tư pháp. 

c. Đảng, Nhân dân.

d. Nhân dân, Nhà nước, công nhân, nhân dân, trí thức.

Bài tập 3. Hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.

Khi đang xem truyền hình thời sự về các vấn đề chính trị trong nước, ông của A dặn dò:

Hệ thống chính trị tại Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lành đạo. Đây là sự lựa chọn khách quan và có yếu tố lịch sử. Đất nước Việt Nam là một đất nước đang phát triển mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vậy mà vẫn có những ý kiến xuyên tạc về vấn đề này trên mạng xã hội. Cháu đừng học theo những điều đó nhé!

A trả lời ông:

Dạ! Trên lớp con cũng được thầy cô dạy: Hệ thống chính trị ở Việt Nam là chỉnh thể thống nhất trong đó bao gồm các tổ chức, các thiết chế hợp pháp có quan hệ về mục đích và chức năng thực hiện và tham gia thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực Nhà nước. Đối với những hành vi xuyên tạc về hệ thống chính trị cần được xử lí nghiêm minh.

  • Em có đồng tình với ý kiến của A không? Vì sao?
  • Ý kiến của em như thế nào về vấn đề này?

Trả lời:

Em đồng ý với ý kiến của A vì ý kiến của A là đúng, A đã có nhận thức đúng về hệ thống Chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Em đồng tình với ý kiến của ông A và A. Đối với những hành vi xuyên tạc, bôi nhọ về nước Việt Nam cần phải có những biện pháp răn đe, xử lí nghiêm. Ngoài ra, là học sinh chúng ta phải chăm chỉ học hành, xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh. 

Bài tập 4. Hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi.

Thông tin 1.

Sắp tới ngày hội toàn dân đi bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Tuy nhiên, B cho rằng một nhà chỉ cần một người đi bầu cho cả nhà là được, làm như vậy sẽ tiết kiệm thời gian.

Em có đồng tình với suy nghĩ của B không? Vì sao?

Trả lời:
Em không đồng tình với ý kiến của B vì: đi bầu cử là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân. Với lá phiếu bầu của mình nhằm chọn ra được người đủ tài, đủ đức, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của mình.

Thông tin 2.

Trong giờ học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật của lớp 10A, khi thảo luận về vấn đề “Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, B cho rằng: "Học sinh lớp 10 có thể đóng góp trong việc xây dựng hệ thống chính trị tại Việt Nam bằng việc nêu ý kiến, xây dựng cho Nhà nước và thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật”. Bạn C thì lại cho rằng: "Học sinh thì chỉ cần học tốt là được, không cần phải tham gia các hoạt động, công tác xã hội do lớp, nhà trường, Đoàn thanh niên tổ chức”

Em có nhận định như thế nào về ý kiến của hai bạn B và C?

Trả lời: 

Em đồng tình với ý kiến của bạn B và không đồng tình với ý kiến của bạn C.

Mỗi một cá thể người dân Việt Nam, không phân biệt giới tính, tuổi tác đều có thể đóng góp, xây dựng ý kiến cho Nhà nước.

III. VẬN DỤNG

Bài tập 1. Hãy viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) chia sẻ về một hoạt động mà em đã tham gia do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức.

Trả lời:

Em đã được tham gia chương trình đền ơn đáp nghĩa, tưởng nhớ những vị anh hùng, liệt sĩ tại nghĩa trang huyện nhân ngày 27/7 do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức với Nhà trường. Đây là một hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho những thế hệ sau hiểu được và nhận thức được sự hy sinh của các anh hùng, thường binh liệt sĩ rất cao cả. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, cần phải học tập chăm chỉ, yêu quê hương, bảo vệ đất nước. 

Bài tập 2. Hãy sưu tầm một số câu chuyện thể hiện nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam và trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện đó trước lớp.

Trả lời:

Đất nước ta tự hào với bốn ngàn năm lịch sử, là bốn ngàn năm không ngừng đấu tranh để dựng xây và bảo vệ bờ cõi, bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Từ thời các vua Hùng dựng nước cho đến nay, nước Việt ta vẫn giữ vững và giờ đã “sánh vai với các cường quốc năm châu” là nhờ biết bao máu xương cha ông xây đắp. Công lao đó thật quý giá, lớn lao với lớp lớp con cháu sau này. 

Việc thực hiện nghĩa vụ quân sự được hiểu là nhập ngũ vào quân đội, công an tham gia bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, Nhà nước và bảo vệ nhân dân. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân được cụ thể trong Hiến pháp năm 2013. Tại Điều 45 xác định: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân". Đồng thời: “Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng". Đây là những quy định kế thừa Hiến pháp 1992, trong đó xác định rõ hơn những nhiệm vụ, trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc.

Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những thành tựu đó đã góp phần tăng cường sức mạnh và tiềm lực mọi mặt của đất nước, đồng thời ngày càng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi đó, đất nước ta cũng đứng trước những khó khăn, thách thức to lớn. Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay không chỉ chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền quốc gia, vùng trời, vùng biển Tổ quốc, mà còn gắn liền với việc bảo vệ Đảng và Nhà nước; bảo vệ công cuộc lao động hòa bình của nhân dân, bảo vệ sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì thế, bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Trong đó, lực lượng vũ trang nhân dân là nòng cốt và đội ngũ thanh niên là những người chiến sĩ anh dũng, luôn chắc tay súng canh giữ toàn vẹn từng tấc đất và biển, trời quê hương. Tham gia nghĩa vụ quân sự chính là một cách cụ thể biểu hiện lòng yêu nước của thế hệ thanh niên Vĩnh Thuận hiện nay.

Trong những năm qua, Đảng bộ huyện Vĩnh Thuận đã tăng cường giáo dục trong Đảng bộ và nhân dân về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, tạo nên sự thống nhất nhận thức về những thuận lợi, khó khăn của đất nước, của quốc tế và khu vực. Tập trung xây dựng con người Vĩnh Thuận phát triển về trí tuệ, phong phú về tinh thần, trong sáng về phẩm chất đạo đức, cường tráng về thể chất, yêu quý và gắn bó với Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Thực tế cho thấy, được gia nhập và sống trong môi trường quân đội, công an là cơ hội tốt để mỗi người có điều kiện rèn luyện bản thân. Đó là như tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật; đùm bọc, yêu thương lẫn nhau; nghị lực, ý chí quyết tâm vượt qua những khó khăn, thử thách của hoàn cảnh sống; sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Năm 2022, huyện Vĩnh Thuận có 94 tân binh, những người con ưu tú của quê hương Vĩnh Thuận đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tình nguyện lên đường bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng với truyền thống Đảng bộ huyện Vĩnh Thuận anh hùng. Với nhiệt huyết và khát vọng cống hiến, thanh niên huyện Vĩnh Thuận lên đường nhập ngũ lần này quyết tâm tiếp nối truyền thống của các thế hệ cha anh đi trước, phát huy truyền thống cách mạng, truyền thống yêu nước của quê hương, phấn đấu làm tròn bổn phận công dân, góp sức xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ngày càng vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.​

Tiếp nối truyền thống ấy, ngay bây giờ, tất cả công dân Việt và đặc biệt là thế hệ trẻ chúng ta cần biết trân trọng, biết ơn và nhận thức được trọng trách, nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của mình. Noi theo thế hệ cha ông, vâng lời Bác Hồ dặn, thế hệ trẻ chúng ta quyết tâm dốc sức học tập để phát triển xây dựng tương lai mới sau này.

Xem thêm các bài Giải SBT giáo dục kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Giải SBT giáo dục kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập