Giải SBT giáo dục kinh tế pháp luật chân trời bài 11: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Giải bài 11: Lập kế hoạch tài chính cá nhân - Sách giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách bài tập. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

I. CỦNG CỐ

Hãy đánh dấu V vào câu trả lời đúng.

Câu 1. Kế hoạch tài chính cá nhân là...

a. dòng tiền.

b. danh sách các hoạt động chi tiêu hằng ngày.

c. mục tiêu tài chính cá nhân mà mỗi người cần xác định để tiết kiệm và đầu tư.

d. tập hợp các hoạt động thu - chi tiền bạc, tiết kiệm, đầu tư, dự phòng được sắp xếp theo trình tự để đạt được mục tiêu tài chính cá nhân.

Trả lời: Chọn đáp án: c. mục tiêu tài chính cá nhân mà mỗi người cần xác định để tiết kiệm và đầu tư.

Câu 2. Nhận định nào đúng về lí do của việc tính toán khả năng vay nợ khi lập kế hoạch tài chính cá nhân?

a. Để rèn luyện cách sử dụng tín dụng hiệu quả, phục vụ cho chi tiêu các khoản tiền không có sẵn trong hiện tại.

b. Để cân nhắc việc trả nợ và nguồn tiền tiết kiệm sẵn có.

c. Để rèn luyện cách tiết kiệm tiền và trả nợ đúng cách.

d. Để học cách sử dụng tín dụng và dùng tín dụng phục vụ cho các khoản chi tiền không cần qua tiết kiệm (vì tín dụng là tiền ảo).

Trả lời: Chọn đáp án: d. Để học cách sử dụng tín dụng và dùng tín dụng phục vụ cho các khoản chi tiền không cần qua tiết kiệm (vì tín dụng là tiền ảo).

Câu 3. Học sinh T lập một kế hoạch tài chính cá nhân trong 3 tháng để mua đôi găng tay mới. Loại kế hoạch tài chính cá nhân của T là:

a. kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn.

b. kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn.

c. kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn.

d. Không phải kế hoạch tài chính cá nhân.

Trả lời: Chọn đáp án: a. kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn.

Câu 4. Vì sao phải lập kế hoạch tài chính cá nhân?

a. Để sử dụng tiền một cách hưởng thụ và phóng khoáng.

b. Đề đầu cơ tích trữ, chờ đến khi tiền lên giá thì tuồn ra ngoài thị trường.

c. Để đầu tư sinh lời và sử dụng nguồn tiền cá nhân một cách hiệu quả.

d. Đế thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Trả lời: Chọn đáp án: c. Để đầu tư sinh lời và sử dụng nguồn tiền cá nhân một cách hiệu quả.

Câu 5. Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân là:

a. Đặt mục tiêu tài chính cá nhân > Lập kế hoạch hoạt động cụ thể > Tìm hiểu về nguồn tiền hàng tháng > Phân chia nguồn tiền cho các quỹ > Thực hiện kế hoạch.

b. Đặt mục tiêu tài chính cá nhân > Tìm hiểu về nguồn tiền hàng tháng > Lập kế hoạch hoạt động cụ thể > Phân chia nguồn tiền cho các quỹ > Thực hiện kế hoạch.

c. Đặt mục tiêu tài chính cá nhân > Phân chia nguồn tiền cho các quỹ > Tìm hiểu về nguồn tiền hàng tháng > Lập kế hoạch hoạt động cụ thể > Thực hiện kế hoạch.

d. Tìm hiểu về nguồn tiền hàng tháng > Đặt mục tiêu tài chính cá nhân > Phân chia nguồn tiền cho các quý > Lập kế hoạch hoạt động cụ thể > Thực hiện kế hoạch. 

Trả lời: Chọn đáp án: d. Tìm hiểu về nguồn tiền hàng tháng > Đặt mục tiêu tài chính cá nhân > Phân chia nguồn tiền cho các quý > Lập kế hoạch hoạt động cụ thể > Thực hiện kế hoạch. 

Câu 6. Lập kế hoạch tài chính cá nhân gồm việc xác định các nguồn quỹ và phân chia dòng tiền phù hợp cho các nguồn quỹ. Các nguồn quỹ đó là:

a. Quỹ đầu tư, quỹ tiết kiệm, quỹ tiêu dùng, quỹ dự phòng, quỹ trả nợ.

b. Quỹ tiết kiệm, quỹ chi tiêu, quỹ phát triển, quỹ đầu tư, quỹ tín dụng.

c. Quỹ chi tiêu, quỹ tiêu dùng, quỹ tiết kiệm, quỹ đầu tư, quỹ tín dụng.

d. Quỹ tiêu dùng, quỹ tín dụng, quỹ vay vốn, quỹ phát triển, quỹ tiết kiệm.

Trả lời: Chọn đáp án: a. Quỹ đầu tư, quỹ tiết kiệm, quỹ tiêu dùng, quỹ dự phòng, quỹ trả nợ.

Câu 7. Để lập được kế hoạch tài chính cá nhân, cần lưu ý điều gì?

a. Uy tín và khả năng sử dụng tiền của cá nhân.

b. Loại kế hoạch tài chính và mục tiêu tài chính cá nhân tương ứng.

c. Khả năng trả nợ của bản thân.

d. Tư duy hệ thống và có tầm nhìn xa.

Trả lời: Chọn đáp án: b. Loại kế hoạch tài chính và mục tiêu tài chính cá nhân tương ứng.

c. Khả năng trả nợ của bản thân.

d. Tư duy hệ thống và có tầm nhìn xa.

Câu 8. Tầm quan trọng của việc kiểm soát tài chính cá nhân là gì?

a. Giúp cá nhân đầu cơ tích trữ.

b. Giúp cá nhân sử dụng tiền hiệu quả.

c. Giúp cá nhân hưởng thụ cuộc sống.

d. Giúp cá nhân gây quỹ từ thiện.

Trả lời: Chọn đáp án: b. Giúp cá nhân sử dụng tiền hiệu quả.

Câu 9. Hành động nào sau đây thể hiện sự biết kiểm soát tài chính cá nhân?

a. Suy nghĩ về quỹ tiết kiệm trước khi mua hàng.

b. Sử dụng thẻ tín dụng một cách thoải mái.

c. Mượn nợ bạn bè để mua được món đồ mình thích, từ từ tiết kiệm trả bạn sau.

d. Luôn mua sắm hàng hiệu trong khi khả năng tài chính không đáp ứng việc trả nợ.

Trả lời: Chọn đáp án: a. Suy nghĩ về quỹ tiết kiệm trước khi mua hàng.

Câu 10. Trường hợp nào sau đây thể hiện sự biết lập kế hoạch tài chính cá nhân?

a. Trước khi mua quần áo, D đều hỏi ý kiến của mẹ.

b. N thường hay đi siêu thị cùng bố vì N muốn gì, bố đều mua cho.

c. Vào mỗi tối chủ nhật, K luôn viết ra giấy những hạng mục chi tiêu tiền cho tuần sau để dành dụm một khoản tiền cho chuyến du lịch cuối năm.

d. M luôn chi tiêu tiền cẩn trọng. Nhiều lúc M nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền phục vụ cho ước mơ đi vòng quanh thế giới của mình.

Trả lời: Chọn đáp án: a. Trước khi mua quần áo, D đều hỏi ý kiến của mẹ. 

c. Vào mỗi tối chủ nhật, K luôn viết ra giấy những hạng mục chi tiêu tiền cho tuần sau để dành dụm một khoản tiền cho chuyến du lịch cuối năm.

II. LUYỆN TẬP

Bài tập 1. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a. Q cho rằng không cần thiết phải lập kế hoạch tài chính cá nhân vì học sinh lớp 10 vẫn còn phụ thuộc tài chính vào bố mẹ. Nếu muốn mua gì chỉ cần xin bố mẹ là được.

b. R chia sẻ rằng bạn thường lập kế hoạch chi tiêu mỗi tháng để dành dụm tiền mua chiếc máy tính xách tay mới.

c. V rất thích mượn thẻ tín dụng của mẹ để đặt hàng trực tuyến. Mọi thông tin giao dịch đều được lưu lại trên hệ thống. Đó là cách quản lí tài chính cá nhân của V.

d. Với số tiền nhận được mỗi tháng, M đều gửi lại mẹ một nửa. Phần còn lại, M chia làm 3 khoản nhỏ, một khoản dành dụm cá nhân, một khoản dùng cho chi tiêu và một khoản dùng cho việc học tập. 

Trả lời:

Đồng tình với ý kiến: b, d

Không đồng tình với ý kiến: a, c 

Vì: 

a. Q không lập kế hoạch tài chính cá nhân sẽ không kiểm soát được số tiền chi tiêu của mình so với mức lương mà bố mẹ kiếm ra được.

d. V làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến kinh tế tài chính của gia đình. 

Bài tập 2. Hãy đọc trường hợp sau và lập kế hoạch tài chính cá nhân phù hợp.

H là học sinh lớp 10. Cuối năm học, H nhận danh hiệu học sinh xuất sắc của trường, cùng khoản tiền thường là 200 000 đồng. H muốn lập một kế hoạch tài chính đến khi học xong lớp 12. Với số tiền dành dụm được, H dự định sẽ mua một chiếc điện thoại thông minh, một đôi giày mới và thi lấy bằng lái xe máy. Em hãy giúp H lựa chọn loại kế hoạch và lập kế hoạch tài chính cá nhân phù hợp với mục tiêu. Biết rằng:

  • Mỗi tháng, H được bố mẹ cho số tiền là 300 000 đồng.
  • Số tiền tiết kiệm hiện có của H là 5 000 000 đồng.
  • Ngoài ra, H còn có một công việc bán thời gian ở cửa hàng thức ăn nhanh, với số tiền lương mỗi tháng là 1 500 000 đồng.

Trả lời: H nên lập kế hoạch tài chính cá nhân với những ý sau:

Đánh giá tình hình tài chính trước khi bắt đầu quản lý tài chính cá nhân.

Đặt ra các mục tiêu tài chính cần đạt được.

Loại bỏ những khoản chi tiêu không thiết yếu.

Kế hoạch chi tiêu chi tiết:

  • Quy tắc 50/20/30: Đây là quy tắc phân chia tỷ lệ sử dụng tài chính: 50% cho nhu cầu thiết yếu; 20% cho tiết kiệm hoặc trả nợ, 30% cho tiêu dùng cá nhân.
  • Quy tắc 6 chiếc hũ: hũ 1 – 55% cho nhu cầu thiết yếu, hũ 2 – 10% cho các kênh đầu tư tiền nhàn rỗi, hũ 3 – 10% cho gửi tiết kiệm, hũ 4 – 10% cho hưởng thụ, hũ 5  – 10% cho giáo dục, hũ 6 – 5% cho từ thiện.

Tuân thủ bảng kế hoạch tài chính.

Bài tập 3. Hãy đọc các tình huống sau và tư vấn cho các nhân vật cách kiểm soát tài chính cá nhân phù hợp.

Tình huống 1.

C đến trung tâm thương mại để mua sắm. Đến gian hàng mĩ phẩm ưa thích, C được mời chào với các ưu đãi hấp dẫn. Đồng thời, một chị nhân viên khác của gian hàng đối diện cũng mời chào C và giới thiệu dòng mĩ phẩm cao cấp đang giảm giá đến 80%. C rất phân vân, một bên là hãng mĩ phẩm mình hay sử dụng, một bên là mĩ phẩm cao cấp đang giảm giá.

Nếu là C, bạn sẽ ứng xử như thế nào?

Trả lời: C sử dùng thử sản phẩm ở cửa hàng dòng mĩ phẩm mới và nghe ý kiến của nhân viên để xem cơ thể có bị kích ứng không. Nếu không kích ứng với sản phẩm mới, C nên mua sản phẩm ở cửa hàng này.

Tình huống 2.

H cùng mẹ đi siêu thị mua thực phẩm cho cả nhà sử dụng trong 3 ngày. Đến gian trái cây, H chọn mỗi loại trái cây hơn 1 kg. Đi một vòng siêu thị, trên xe đẩy có hơn 15 loại trái cây khác nhau. Khi được mẹ hỏi vì sao lựa nhiều như vậy, H trả lời: "Con mua để dành, trái cây mùa này ngon lắm mẹ ơi!"

Nếu là mẹ H, em sẽ ứng xử như thế nào?

Trả lời: Giải thích với H rằng mua nhiều trái cây cùng một lúc như thế để lâu sẽ không được tươi. Nên mua 1 loại quả và 3 ngày tới sẽ mua loại quả khác. Trong siêu thị lúc nào cũng cập nhập hàng hóa, không lo bị hết hàng.

Tình huống 3.

K cùng bạn bè đăng kí gói tập yoga tại một câu lạc bộ. Anh nhân viên giới thiệu rất nhiều gói tập với giá cả, dịch vụ cung cấp khác nhau. Gói cao cấp nhất là sử dụng miễn phí toàn bộ dịch vụ và không giới hạn số giờ tập. Các bạn của K đều chọn mua gói này. Riêng K nhìn lại quỹ tiền của mình chỉ có thể mua được gói tập bình dân. K quyết định mượn tiền của bạn để mua gói cao cấp dù biết rằng bản thân khó có thể trả nợ bạn được.

Nếu là K, bạn sẽ ứng xử như thế nào?

Trả lời: Sẽ từ chối khéo với nhóm bạn và đưa ra lí do thuyết phục để không tham gia vào gói dịch cụ cao cấp. 

Tình huống 4.

B được bố làm cho một thẻ tín dụng (thẻ phụ) để sử dụng phục vụ việc học. Tuy nhiên, B biết rằng thẻ này có thể sử dụng để thanh toán các loại hàng hoá trực tuyến, cũng như có thể sử dụng thanh toán ở những nhà hàng, quán ăn, rạp chiếu phim sang trọng mà không cần tiền mặt. Thế là B dùng thẻ một cách thoải mái vì B biết rằng, bố sẽ thanh toán toàn bộ số tiền này cho B.

Nếu là bạn của B, em sẽ ứng xử như thế nào?

Trả lời: Nói với B rằng số tiền mà bố B kiếm ra được rất vất vả, B nên mua những đồ dùng cần thiết, phù hợp với nhu cầu của bản thân.

III. VẬN DỤNG

Hãy tóm tắt nội dụng bài học bằng sơ đồ tư duy theo gợi ý:

  • Định nghĩa kế hoạch tài chính cá nhân;
  • Vai trò của kế hoạch tài chính cá nhân;
  • Phân loại kế hoạch tài chính cá nhân;
  • Các bước lập một kế hoạch tài chính cá nhân;
  • Một số cách kiểm soát kế hoạch tài chính cá nhân;
  • Một số lưu ý khi lập kế hoạch tài chính cá nhân.

Trả lời:

Hãy tóm tắt nội dụng bài học bằng sơ đồ tư duy theo gợi ý

Xem thêm các bài Giải SBT giáo dục kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Giải SBT giáo dục kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập