Bài tập 1: Lựa chọn đáp án đúng.
1.1. Yếu tố nào dưới đây không thuộc phát triển bền vững?
A. Tăng trưởng kinh tế. B. Tiến bộ xã hội.
C. Bảo vệ mới trường. D. Khai thác triệt để tà nguyên thiên nhiên.
Trả lời: Chọn đáp án D. Khai thác triệt để tà nguyên thiên nhiên.
1.2. Phát biểu nào đưới đây chinh xác nhất về biểu hiện của tăng trưởng xanh?
A. Tăng trưởng xanh hướng tới việc sử dụng tài nguyên có hạn của Trái Đất một cách hiệu quả hơn, giảm tác động môi trường và giảm bất bình đẳng.
B. Tăng trưởng xanh hướng tới ưu tiên phát triển kinh tế trước và xử lí ô nhiễm môi trường sau.
C. Tăng trưởng xanh dựa vào các nguồn nàng lượng hoá thạch, bỏ qua các vấn đề xã hội và môi trường.
D. Tăng trưởng xanh tập trung theo đuổi mục tiêu tăng trưởng GDP nhanh và sử dụng năng lượng nguyên tử.
Trả lời: Chọn đáp án A. Tăng trưởng xanh hướng tới việc sử dụng tài nguyên có hạn của Trái Đất một cách hiệu quả hơn, giảm tác động môi trường và giảm bất bình đẳng.
1.3. Theo em, dự án nào sau đây có thể không hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh?
A. Dự án nông nghiệp hữu cơ ở Ugan-đa
B. Dự án quy hoạch đô thị bền vững ở Bra-xin.
C. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng sinh thái nông thôn ở Ấn Độ
D. Dự án khai thác dầu mỏ nhằm phát triển kinh tế ở A-ma-dôn.
Trả lời: Chọn đáp án D. Dự án khai thác dầu mỏ nhằm phát triển kinh tế ở A-ma-dôn.
1.4. Hai hình ảnh dưới đây gợi cho em về vấn đề phát triển bền vững nào?
A. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước tại các khu đô thị.
B. Phát triển hạ tẩng chưa đồng bộ ở các khu đô thị.
C. Sự bất bình đẳng trong xã hội.
D. Tình trạng đói nghèo gia tăng.
Trả lời: Chọn đáp án C. Sự bất bình đẳng trong xã hội.
Bài tập 2: Hãy sử dụng các cụm từ sau để hoàn thành đoạn văn dưới đây:
bảo vệ môi trường |
các thế hệ tương lai |
nhu cầu |
phát triển bền vững |
Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được (1)............. của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của (2).............. trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và (3)................... Cấu thành của phát triển bền vững thường được mô tà bởi ba vòng tròn lỏng ghép vào nhau, bao gồm kinh tế, xã hội và môi trường. Phần giao của ba vòng tròn chính là (4)..................
Trả lời:
(1) nhu cầu
(2) các thế hệ tương lai
(3) bảo vệ môi trường
(4) phát triển bền vững
Bài tập 3: Theo em, các vấn đề phát triển bền vững hiện nay nước ta nên tập trung giải quyết vấn đề nào?
Trả lời: Việt Nam là một nước đang phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong những năm qua. Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về sự phát triển bền vững đã đặt ra các chỉ tiêu cụ thể đối với từng mục tiêu phát triển bền vững (17 mục tiêu). Như vậy, có thể thấy tất cả các mục tiêu đều cần được quan tâm giải quyết. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể nhận ra những vấn đề nổi cộm và cấp thiết cần phải được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà còn là vấn đề chung của các quốc gia đang phát triển. Đó là vấn đề ô nhiễm môi trường (trên cạn và dưới nước), bất bình đẳng xã hội. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Do đó, chúng ta cũng cần ưu tiên cho mục tiêu này.
Bài tập 4: Cho bảng số liệu sau:
TỔNG MỨC TIÊU THỤ NHIÊN LIỆU CỦA THẾ GIỚI,
NĂM 2009 VÀ NĂM 2019
(Đơn vị: Exjalous)
Năm Nhiên liệu |
2009 |
2019 |
Dầu mỏ |
167,95 |
193,03 |
Khí đốt |
105,88 |
141,45 |
Than đá |
144,53 |
157,86 |
Năng lượng nguyên tử |
25,49 |
24,92 |
Thủy điện |
30,72 |
37,66 |
Năng lượng có thể tái tạo |
8,24 |
28,98 |
Tổng |
482,81 |
583,9 |
- Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu tiêu thụ năng lượng của thế giới năm 2009 và năm 2019.
- Nhận xét sự thay đổi cơ cấu tiêu thụ năng lượng thế giới năm 2019 so với năm 2009.
Trả lời:
- Xử lí số liệu: Áp dụng công thức lấy từng loại nhiên liệu/Tổng x 100.
Năm Nhiên liệu |
2009 |
2019 |
Dầu mỏ |
34,8 |
33,1 |
Khí đốt |
21,9 |
24,2 |
Than đá |
29,9 |
27,0 |
Năng lượng nguyên tử |
5,3 |
4,2 |
Thủy điện |
6,3 |
6,4 |
Năng lượng có thể tái tạo |
1,8 |
5,1 |
Tổng |
100,0 |
100,0 |
- Vẽ biều đồ:
- Nhận xét: việc tiêu thị năng lượng của thế giới trong năm 2009 và 2019 có sự thay đổi theo hướng: giảm tiêu thụ các nguồn năng lượng hóa thạch và tăng tiêu thụ các nguồn năng lượng tái tạo.