Bài tập 1: Lựa chọn đáp án đúng.
1.1. Phân bố dân cư thế giới có đặc điểm là
A. tập trung ở các nước phát triển. B. tập trung nhiều ở châu Phi.
C. không thay đổi theo thời gian. D. không đều trong không gian.
Trả lời: Chọn đáp án D. không đều trong không gian.
1.2. Nhân tố quyết định đến việc phân bố dân cư là
A. điều kiện khí hậu, đất đai, địa hình. B. lịch sử khai thác lãnh thổ.
C. trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. D. di cư.
Trả lời: Chọn đáp án C. trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
1.3. Tỉ lệ dân số thành thị tăng là biểu hiện của
A. quá trình đô thị hoá. B. sự phân bổ dân cư không hợp lí.
C. mức sống giảm xuống. D. số dân nông thôn giảm đi.
Trả lời: Chọn đáp án A. quá trình đô thị hoá.
1.4. Ảnh hưởng tích cực của đô thị hoá là
A. làm cho nông thôn mất đi nguồn nhân lực lớn.
B. tỉ lệ dân số thành thị tăng lên một cách tự phát.
C. tình trạng thất nghiệp ở thành thị ngày càng tăng.
D. góp phần thay đôi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
Trả lời: Chọn đáp án D. góp phần thay đôi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
1.5. Ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hoá tự phát là
A. làm thay đổi sự phân bố dân cư.
B. làm thay đổi tỉ lệ sinh, tử.
C. làm ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội ngày càng tăng.
D. làm thay đổi cơ cấu kinh tế.
Trả lời: Chọn đáp án C. làm ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội ngày càng tăng.
Bài tập 2: Hãy sử dụng các cụm từ sau để hoàn thành đoạn văn dưới đây:
Tỉ lệ dân thành thị |
số lượng và quy mô |
kinh tế - xã hội |
|
tập trung dân cư |
mức đô thị hóa |
||
Đô thị hoá là một quá trình (1).................. mả biểu hiện của nó là sự tảng nhanh về (2)..................... của các điểm dân cư đô thị, sự (3)................... trong các thánh phố, nhất lá các thánh phổ lớn vá phố biển rộng rãi tối sống thành thị. (4).................. là một trong các thước đo quan trọng về trình độ phát triển của quá trình đô thị hoá và là cơ sở để đánh giá (5).................. giữa các quốc gia.
Trả lời:
(1) kinh tế - xã hội
(2) só lượng và quy
(3) tập trung dân cư
(4) tỉ lệ dân thành thị
(5) mức đô thị hóa
Bài tập 3: Trong các câu sau, câu náo đúng, câu nào sai? Hãy sửa lại các câu sai.
a) Các nhân tố tự nhiên tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho đô thị hoá.
b) Sự phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển nông nghiệp có tác động đặc biệt quan trọng tới đô thị hoá.
c) Chính sách phát triển đô thị quyết định hướng phát triển đô thị trong tương lai.
Trả lời:
Câu đúng là: a, c
Câu sai là: b
Sửa câu b: Sự phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển công nghiệp có tác động đặc biệt quan trọng tới đô thị hoá.
Bài tập 4: Tại sao cơ cấu lao động theo các khu vực (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ) lại khác nhau giữa các nước?
Trả lời: Cơ cấu lao động theo các khu vực kinh tế khác nhau giữa các nước do trình độ phát triển kinh tế ở các nước là khác nhau.
Bài tập 5: Ghép các ô xung quanh với các ô ở giữa sao cho phù hợp.
NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÂN BỐ DẦN CƯ
a) Khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi, giàu tài nguyên |
b) Khu vực có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nghèo tài nguyên |
c) Khu vực kinh tế phát triển |
l) Khu vực xuất cư |
1. Dân cư đông đúc |
d) Khu vực kinh tế kém phát triển |
k) Khu vực nhập cư |
2. Dân cư thưa thớt |
e) Khu vực có các hoạt động công nghiệp, dịch vụ |
i) Khu vực mới khai thác |
h) Khu vực được khai thác lâu đời |
g) Khu vực có hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản |
Trả lời:
Nối số 1 với: a, c, e, h, k
Nối số 2 với: b, d, g, i, l
Bài tập 6: Cho bảng số liệu:
TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN CỦA THẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 1950 2020
(Đơn vị: %)
Năm Tỉ lệ dân |
1950 |
1970 |
2000 |
2020 |
Thành thị |
29,6 |
36,6 |
46,7 |
56,2 |
Nông thôn |
70,4 |
63,4 |
53,5 |
43,8 |
- Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị và nông thôn của thế giới, giai đoạn 1950 - 2020.
- Nêu nhận xét.
Trả lời:
- Vẽ biểu đồ miền:
- Nhận xét: tỉ lệ dân thành thị ngày càng tăng và đã lớn hơn tỉ lệ dân nông thôn, tỉ lệ dân nông thôn ngày càng giảm.
Bài tập 7: Phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế, xã hội và i trường.
Trả lời:
Ảnh hưởng tích cực:
- Về kinh tế: tăng quy mô và tỉ lệ lao động ở các khu vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ: thay đổi cơ cấu nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế; tăng năng suất lao động...
- Về xã hội: tạo thêm nhiều việc làm mới; phổ biến rộng rãi lối sống thành thị, tạo điều kiện tiếp cận nhiều thiết bị văn minh trong đời sống: nâng cao trình độ văn hoá, nghề nghiệp của một bộ phận dân cư...
- Về môi trường: mở rộng và phát triển không gian đô thị; hình thành môi trường đô thị, nâng cao chất lượng cuộc sống,...
Ảnh hưởng tiêu cực:
- Về kinh tế: giá cả ở đô thị thường cao, làm tăng sự chênh lệch trong phát triển kinh tế giữa thành thị và nông thôn.
- Về xã hội: tạo áp lực về nhà ở, việc làm, hạ tầng đô thị, tệ nạn xã hội.
- Về môi trường: môi trường đô thị ô nhiễm, giao thông tác nghẽn,...