Giải câu 2 trang 76 sách toán VNEN lớp 7 tập 2

Câu 2: Trang 76 sách toán VNEN 7 tập 2

Hãy làm các bài tập sau

Bài 1: Cho tam giác ABC. Trên tia đối của tia BA lấy điểm D sao cho BD = BA. Trên cạnh BC lấy điểm E sao cho BE = $\frac{1}{3}$ BC. Gọi K là giao điểm của AE và CD. Chứng minh rằng DK = KC.

Bài 2: Cho tam giác ABC cân tại A có AB = AC = 5cm, BC = 3cm. Kẻ trung tuyến AM.

a) Chứng minh rằng AM vuông góc với BC

b) Tính độ dài AM.

Bài Làm:

Bài 1: 

 Ta có:

BE = $\frac{1}{3}$BC  mà: BE + EC = BC 

 $\frac{1}{3}$BC + EC = BC

 ⇒ EC = BC - $\frac{1}{3}$BC = $\frac{2}{3}$BC

 Xét ΔACD ta có:

 CB là trung tuyến (vì AB = BD)

 CE = $\frac{2}{3}$BC ; E ∈ BC

 ⇒ E là trọng tâm của tam giác ACD.

  Mà: E ∈ AK

 ⇒ AK là trung tuyến của tam giác ACD

 ⇒ K là trung điểm của DC nên DK = KC.

 Bài 2: 

 a) Xét tam giác ABM và ACM có: 

 - AB = AC (gt)

 - AM chung

 - BM = CM ( M la trung điểm của BC)

 => Tam giác ABM bằng tam giác ACM

  => $\widehat{AMB}$  =  $\widehat{AMC}$

 Mà $\widehat{AMB}$  +  $\widehat{AMC}$ = 180 độ ( kề bù)

 => $\widehat{AMB}$  =  $\widehat{AMC}$ = 90 độ => AM vuông góc với BC.

 b) Ta có: BM = CM = BC : 2 = 1.5

 Theo câu a có tam giác ABM vương tại M. Áp dụng định lý Pitago ta có:

  $AB^{2}$  =  $AM^{2}$  +  $BM^{2}$ 

 =>  $AM^{2}$  =  $AB^{2}$  -  $BM^{2}$

 =>  $AM^{2}$  =  $5^{2}$  -  $(1.5)^{2} $

 => AM = $\sqrt{22,75}$

Xem thêm các bài Toán VNEN 7 tập 2, hay khác:

Để học tốt Toán VNEN 7 tập 2, loạt bài giải bài tập Toán VNEN 7 tập 2 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.