Nội dung bài viết gồm 2 phần:
- Ôn tập lý thuyết
- Hướng dẫn giải bài tập sgk
A. LÝ THUYẾT
a) Ví dụ:
Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 16cm và chiều cao 10cm.
- Để tính thể tích hình hộp chữ nhật trên đây bằng xăng-ti-mét khối ta cần tìm số hình lập phương 1cm3 xếp vào đầy hộp (xem các hình vẽ dưới đây).
- Sau khi xếp 10 lớp hình lập phương 1cm3 thì vừa đầy hộp.
- Mỗi lớp có: 20 x 16 = 320 (hình lập phương 1cm3).
- 10 lớp có: 320 x 10 = 3200 (hình lập phương 1cm3).
- Vậy thể tích của hình hộp chữ nhật là:
20 x 16 x 10 = 3200 (cm3)
b) Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
Gọi V là thể tích của hình hộp chữ nhật, ta có:
V = a x b x c
(a, b, c là ba kích thước của hình hộp chữ nhật).
Bài tập & Lời giải
Câu 1: Trag 121 sgk toán lớp 5
Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b, chiều cao c.
a) a = 5cm; b = 4cm; c = 9cm.
b) a = 1,5m; b = 1,1m; c = 0,5m.
c) a = \(\frac{2}{5}\)dm; b = \(\frac{1}{3}\)dm; c = \(\frac{3}{4}\)dm.
Xem lời giải
Câu 3: Trag 121 sgk toán lớp 5
Tính thể tích của hòn đá nằm trong bể nước theo hình dưới đây: