A. Lý thuyết
Ví dụ: 8dm = 80cm
Mà: 8dm = 0,8m
nên: 0,8m = 0,80m
Vậy 0,8 = 0,80 hoặc 0,80 = 0,8
Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số thập phân bằng nó
Ví dụ: 0,8 = 0,80= 0,800= 0,8000
8,35 = 8,350= 8,3500 = 8,35000
Nếu một số thập phân có chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số 0 đó đi, ta được một số thập phân bằng nó.
Ví dụ: 0,8000 = 0,800 = 0,80 = 0,8
8,350000 = 8,35000 =8,3500 = 8,350= 8,35
B. Bài tập & Lời giải
Câu 1: Trang 40 - sgk toán lớp 5
Bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân để có các số thập phân viết dưới dạng gọn hơn:
a) 7,800; 64,9000; 3,0400
b) 2001,300; 35,020; 100,0100
Xem lời giải
Câu 2: Trang 40 - sgk toán lớp 5
Hãy viết thêm các chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của các số thập phân sau đây để các phần thập phân của chúng có số chữ số bằng nhau (đều có ba chữ số)
a) 5,612; 17,2; 480,59
b) 24,5; 80,01; 14,678
Xem lời giải
Câu 3: Trang 40 - sgk toán lớp 5
Khi viết số thập phân 0,100 dưới dạng số thập phân bạn Lan viết 0,100 = $\frac{100}{1000}$; bạn Mỹ viết 0,100 = $\frac{10}{100}$; bạn Hùng viết 0,100 = $\frac{1}{100}$. Ai viết đúng, ai viết sai? Tại sao?